Nhận lời mời của một tiến sĩ trẻ người Mỹ rủ đi chơi
là một dịp quay lại một trong những địa danh nổi tiếng nhất thế giới: Vịnh Hạ
Long.
Khác mọi lần, khi thì đi với bạn bè, lúc du ngoạn theo cơ quan, lần đưa vợ con đi nghỉ an dưỡng,... Chuyến đi này chỉ có sáu tiếng đồng hồ.
Gần 11 giờ trưa, chiếc xe cua một vòng rộng qua đón tại cửa Khách sạn
Mélia. Sau khi chạy qua cây cầu Vĩnh Tuy, xe vào đường Quốc lộ 1 rồi chẳng bao
lâu rẽ đi Phả Lại và thẳng tiến vào Thành phố Hạ Long. Những con đường mới mở
tuy lạ lẫm nhưng cũng rất nhanh chóng giúp người lái xe định hướng bến cảng ra
Vịnh. Sau ba tiếng rưỡi chạy xe, trong đó có nửa tiếng nghỉ ngơi và giải quyết
bữa trưa gọn nhẹ ở thị trấn Sao Đỏ, chúng tôi được dẫn dắt lên ngay một con tàu
du lịch khá sang trọng có sức chứa gần 50 người. Trên tàu đã có sẵn 6 người
khách: 4 tây và một đôi uyên ương. Thêm chúng tôi nữa vỏn vẹn chín mống. Chủ
tàu, một phụ nữ trẻ tuổi, đi ra đi vào, vẻ sốt ruột lộ ra trên khuôn mặt sáng
sủa và chất phác. Sau ít phút tiến lùi, con tàu bắt đầu rời bến mà không có
thêm người khách nào vì đã gần ba giờ chiều. Trời mây vần vũ, nắng đã tắt hẳn do
có một đợt không khí mát đang tràn về trên cao. Chàng tiến sĩ Mỹ bắt đầu suýt
xoa, chụp ảnh không ngừng. Lúc chụp tàu bè, lúc chụp những hòn đảo ở xa, ở gần
rồi cảnh mây nước…
|
Tấp nập Hạ Long |
Tàu ghé vào bến cho du khách lên tham quan động
Thiên Cung. Những con đường lên xuống cửa động đã được xây dựng chắc chắn và khá
hợp lý với những điểm dừng chân ngắm phong cảnh cho du khách chụp ảnh kỷ niệm.
|
Cửa động Thiên Cung |
Sau chừng 35 phút đi hết chiều dài hang động và chờ
cho chàng tiến sĩ xuống bến tàu, con tàu lại rời bến chạy theo hành trình tham
quan vịnh. Đến gần một làng cá trên vịnh, thấp thoáng trong rất nhiều hòn đảo
lớn nhỏ là những đảo nhỏ có tên gọi như Hòn Chó đá, Hòn Đỉnh Hương, Đảo Chân
Voi,… Điểm tham quan cuối hành trình mà người lái tầu khéo léo cho du khách
ngắm nghía lâu hơn với mọi góc cạnh, xa gần là Hòn Trống Mái hay còn gọi là Hòn
Gà Chọi. Đây chính là biểu tượng của Vịnh Hạ Long.
|
Hòn Gà Chọi |
Con tàu đi một vòng chạy quanh hòn đảo để cho du
khách ngắm kỹ từ hình ảnh ban đầu là đôi gà Trống Mái chạm mỏ vào nhau, cho đến
khi chúng lồng khít vào nhau rồi dần dần tách ra làm ba hòn đảo nhỏ thì ở vị
trí này người ta đặt tên cho chúng là Đầu Cá Song… Chàng tiến sĩ Mỹ à ồ tán
chuyện với mấy du khách Tây ra chiều rất thú vị. Trong khi chúng tôi quá dửng
dưng vì nó chả khác mấy so với những hòn đá được bày đầy ven Quốc lộ 21 từ Phủ
Lý đi Nam Định hay bên Ninh Bình. Đúng năm giờ rưỡi chiều, tàu chúng tôi cặp bến
và kết thúc chuyến đi. Chàng tiến sĩ Mỹ tỏ ra tiếc rẻ thật sự, cứ hỏi thăm mãi
về lịch trình của một chuyến đi dài ngày, có cả những đêm dài ngủ trên vịnh mà
cô chủ tầu mô tả. Rời bến tàu, chúng tôi đi thẳng qua cầu Bãi Cháy sang chợ Hạ
Long. Nhanh chóng tìm đến gian hàng cô Thoan trong chợ, mua chút đặc sản Hạ
Long về nhâm nhi và làm quà : chả mực giã tay. Trở lại Hạ Long sau gần một giờ
đồng hồ thăm chợ, chúng tôi nghỉ ngơi ăn tối tại một nhà hàng hải sản. Đúng tám
giờ tối, xe chở chúng tôi quay trở về Hà Nội. Dọc đường xe còn ghé qua Hải
Dương để chàng tiến sĩ Mỹ ôm hai xách nặng thứ quà bình dân: bột sắn dây, bánh
gai, bánh đậu xanh,…
Đúng 23 giờ, chúng tôi về đến nhà trong khi chàng tiến sĩ
Mỹ vẫn còn chưa hết quyến luyến: Nhất định đầu tháng Tư sẽ đưa cả công ty ra
ngủ ở Vịnh Hạ Long vài ngày…
Đọc bài viết này thấy bạn quá sướng .Được ông tiến sỹ Mỹ rủ đi Hạ long ăn chơi những ..1 ngày.Được biết du thuyền hiện đại chở 50 ng nhưng vì ít khách nên họ chịu lỗ đành đi khi chỉ có vài người ..v v .Đọc các địa danh bạn đã qua như Sao đỏ ,Hạ long,Phả lại ..tôi lại thấy mình được trở về với quá khứ .Phả lại ,Sao đỏ là quê tôi nơi tuổi thơ của tôi gắn với nó .Hồi nhỏ mỗi khi về thị trấn yên bình đó vào các kỳ nghỉ hè sao mà thích thế .Thị trấn gồm vài dãy phố nhỏ với các căn nhà 2 tầng thôi đúng kiểu do người Pháp quy hoạch .Các cư dân là người buôn bán nhỏ mở hiệu ảnh,đồng hồ ,sách báo,hàng ăn ..v.v phục vụ cho bà con cả vùng nơi sáu con sông tụ hội thành sông Thái bình đổ ra biển .Nơi đây gắn liền với thái ấp của Trần quốc Tuấn,của Nguyễn Trãi với Côn sơn Kiếp bạc ..Dân thị trấn Phải lại rất giỏi về kinh doanh và họ sống khá sung túc .Họ không biết đến tem phiếu bao giờ ,họ không biết ăn độn bo bo ,khoai săn .Họ trong những năm chiến tranh vẫn cơm trắng ,cá sông mà cá sông hồi đó do họ tự ra sông đánh băt chứ .Tôi biêt bơi từ nhỏ vì toàn theo lũ trẻ nhảy cầu phà bơi trên sông nước Thái bình .Lớn nên một tý cũng tham gia bơi vượt sông nhưng không được giải .Còn Hạ long tôi được biết đến lần đầu là dịp đi công tác lần đầu tiên biết biển khi ra trường năm 1977 .Tôi về làng cá trên đảo Tuần châu hàng tháng trời cùng họ làm tời cơ khí cho đánh bắt cá .các con tàu đánh cá hiện nay và khi đó đều do bọn tôi thiết kế và khi thi công tại Quảng ninh mình khi ấy son trẻ toàn được phân theo dõi thi công cả .Nằm mãi chán quá tôi rủ Tiến con về Quảng ninh chơi và dịp đó còn ra cả Cẩm phả gặp gỡ Tiến Thái bình,Tiến Hải dương ,Đại gà đang đi lính đóng tại đó .v.v
Trả lờiXóa"Về già" thường sống về kỷ niệm, sau này tôi cũng như bạn được đến Hạ long nhiều lần tham quan vịnh ,đến Thiên cung ,Trống mái .ăn hải sản đủ thứ nhưng sao tôi không thấy thú chỉ ước gì trở lại ngày xưa đi tàu nhỏ trên vịnh ăn hải sản do mình trực tiếp đánh lên từ biển và dưới ánh trăng đêm cùng ngư dân neo tàu vào đâu đó trên vịnh ..Giờ thì mình đến đó toàn ăn hải sản nuôi mấy khi được đồ từ biển khơi vì phải qua bảo quản lạnh .Tôi có lần được làm khách VIP đến Tuần châu bây giờ gặp chúa đảo "ăn chơi"vài ngày cũng tốn kém mà sao thấy dửng dưng Ôi bao giờ cho đến ngày xưa
Ng Duy Cường .P/v thiết kế cơ khí tàu thuyền
Bộ Thủy sản