Sáng mùa đông trời đẹp, bầu trời sáng trưng
vì có tý nắng ấm. Một bọn có bốn lão tụ nhau về nơi sơ tán năm 1972: thôn Cẩm
Xuyên (nay thuộc xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) bên sông Cầu…
Vượt ra khỏi phố phường đông đúc, cả bọn đi
thẳng về Thị xã Từ Sơn sau khi ghé vào hàng phở Nguyễn Sơn, nơi trước kia
thường được đám lái xe đưa vào mỗi khi đi công tác tuyến này.
10 giờ đến đầu đường vào Thị trấn Chờ. Con
đường gần như thay đổi hoàn toàn. Không còn khúc đường đất đỏ lổn nhổn đá sỏi,
hai bên là hàng bạch đàn cao vút. Mặt đường trải bây giờ trải nhựa phẳng lỳ,
rộng rãi. Cứ thẳng một mạch, qua cầu Nét tới Thị trấn Chờ.
Qua Thị trấn Chờ, cả bọn quyết định đi thẳng
ra bến phà Đông Xuyên vượt sông Cầu. Bến phà vẫn như xưa, nhưng không còn con
phà kéo dây nữa. Thay vào đó, một thanh niên điều khiển con phà máy Công Nông
nổ xình xịch.
Bồi hồi nhớ lại những lần qua sông Cầu trên
chuyến đò ngang bến Ngọt.
Chưa dứt câu chuyện về con sông Cầu, phà cập
bến. Chúng tôi bắt đầu đi trên mặt đê về chợ Bầu. Mặt đê vẫn là nền đất mà khi
mưa nó không khác gì một vũng bùn lầy lội, bây giờ lại lổn nhổn đá xanh.
Một đoạn đường đê ven sông Cầu
Chờ mãi, hôm nay mới thấy lão nhà văn (vua phóng sự - cả ảnh và văn của hội ta) đăng bài. Xin thêm một vài ý như sau:
Trả lờiXóa- Làng Cẩm xuyên/Xuân Cẩm nay vẫn tên xưa.
- Chiều ngày 13/1 hai lão Q,C thấy giời (thời tiết) đẹp mới nảy ra ý định đi phượt và rủ thêm Tr, TC để về thăm lại nơi: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất chợt hóa tâm hồn" thuở xưa.
- Buổi sáng thứ 4 (14/1) trong lành. Bầu trời ko một gợn mây, nắng chan hòa, trải rộng, từng làn sương mong manh, lãng đãng trên khắp cánh đồng, thưa thớt một vài hạt vẫn tìm được nơi trú ngụ ở cành cây, ngọn cỏ. Giữ tốc độ đều đều: chừng gấp đôi người đi xe đạp, chúng tôi thả tầm nhìn vào không gian thơ mộng. Vẫn ở tọa độ ấy mà cảnh vật nay đã khác xưa. Hà Nội, Bắc Ninh nhà xây hiện đại, vượt qua con đò có động cơ qua Sông Cầu sang Bắc Giang cũng nhà xây nhưng phần nhiều dọc bờ sông vẫn là nhà lợp ngói.
- TR may mắn tìm đúng nhà chủ cũ: ông chủ tên Dưỡng đã mất chừng 30 năm rồi, bà chủ lưng còng và cô bé 5,6 tuổi năm xưa ra đón (xem ảnh). Bỗng nhớ tới túi Cam Canh định mang đi ăn đường, Tr nhờ Q mở yên xe máy mang ra biếu Bà. Họ vui mừng lắm cứ mời bọn mình ở lại ăn cơm nhưng lộ trình đã ấn định rồi, chúng tôi chào gia đình để về mà lòng ôm ấp bao tình cảm lưu luyến, nhớ thương.
Viết đến đây (chừng 10 phút) Tr mỏi mắt rồi chỉ biết rằng đây là Một chuyến đi đầy ý nghĩa.
Văn tả trên là của BDT có lối chào TĐQT dạo này sức khỏe có kém rủ mãi mới đi chơi được (đã trở lại phong độ cũ) ăn ,uống ,nhất là "chém gió "tơi bời đến Tiến con cũng chào thua .Tôi và Q đúng là 2 con ngựa chiến làm chân xe ôm chở 2 bạn,lắng nghe các bạn kể về cái ngày xưa huy hoàng đầy các chiến tích' cưa gái " chỉ tiếc là các ông không tìm được dấu vết nào làm bằng chứng sống (Đã hơn 40 năm rồi ) Năm sau con Dê nhóm bạn thích đi chơi lại rủ nhau về Hiệp Hòa ,Yên Thế nữa để tìm bằng được mới thôi .Bạn nào thíchtham gia cứ gọi điện đăng ký với HT là được đáp ứng liền .Hẹn gặp các bạn trong các chuyến đi tới
Trả lờiXóaNguyễn Duy Cường
Tr đã đỡ mỏi mắt chưa để còn "đẻ "ra vài phóng sự vui nữa chứ? Thấy các bạn đi chơi với nhau mà" thèm".Đúng là chỉ mấy đứa dỗi hơi mới thích đi tìm lại "ngày xưa "Mình hồi đó nhiều khuyết điểm lắm nên phải dấu và hiện tại chả thấy AI (Hội hay bạn bè rủ đi nên cóc cần tham gia cho tốn thời gian ,tiền bạc mà lại nhiều lúc bực mình)Hội K16 đa phần hội viên có biết' net" "meo" là gì đâu và có biết cũng bận (chăm chồng ,trông cháu),ghét nên có vào xem đâu mà có bình luận! Tr viết tiếp hồi ký đi gây scanda mới kéo được bạn bè vào cho vui?Chờ đọc tiếp các bài viết của các bạn
Trả lờiXóaHi!Hi!Hi!
Trương Văn Nhi viết:
Trả lờiXóa"Rất tiếc là lớp mình không có ai đề xuất về “An toàn khu” sớm hơn. Dù sao cũng hoan nghênh các bạn Cường, Quang, Trường, Tiến,…đã tổ chức được chuyến đi này. Và cũng rất tiếc là mình không ở Hà Nội để được tham gia chuyến đi tuy muộn nhưng ý nghĩa này.
Vì thời gian đã khá xa (khoảng gần 43 năm) nên nhiều sự viêc mình không còn nhớ nữa, Nhưng cũng có những sự việc không thể quên: đó là mình cùng với Hoàng Minh Tiến trọ nhà cụ (tên?) hiền lành, tốt bụng. Mình với Tiến thường ăn sáng bằng cách: Cho gạo vào phích rồi đổ nước sôi vào ngâm qua đêm. Có một lần Tiến đang rót nước sôi vào thì chiếc phích nổ. Tiếc quá! Việc mình đang giặt quần áo ở bờ sông thì anh Phạm Sinh Cơ đến đưa giấy nhập nhập học về lớp. Rồi chuyện một sinh viên (K?) sau chuyến về thăm nhà, khi trở lại đã vượt sông ban đêm mà bị chết đuối (chắc là do cảm lạnh), lớp ta đã tham gia gác ban đêm để bảo vệ…xác. Rồi chuyên nhiều đêm lên đê hướng về Hà Nội để chứng kiến trận chiến Điện Biên Phủ trên không (Nguyễn Ích Thông đã có một bài thơ về sự kiện này)".