V
Cần câu cơm
Nghỉ
hè một tháng, lên trường được mấy tuần thì chuẩn bị đến lễ Quốc khánh 2/9. Mới
chớm thu mà mưa tầm tã suốt ngày. Năm nay, Nhà nước tổ chức duyệt binh rất lớn
do đất nước đã hoàn toàn thống nhất.
Tôi được em gái cho vé đi xem buổi tổng duyệt tại Quảng trường Ba Đình. Lúc đó Thiếu tướng Lê Đức Anh - Phó Tổng Tham mưu trưởng báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hô “Chúc Đại tướng khỏe”. Thế mà sau này ông cũng là Đại tướng. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hơn trăm tuổi rồi…
Tôi được em gái cho vé đi xem buổi tổng duyệt tại Quảng trường Ba Đình. Lúc đó Thiếu tướng Lê Đức Anh - Phó Tổng Tham mưu trưởng báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hô “Chúc Đại tướng khỏe”. Thế mà sau này ông cũng là Đại tướng. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hơn trăm tuổi rồi…
Thống
nhất đất nước đồng nghĩa với việc các học sinh đại học được trở về trường, tiếp
tục theo con đường nghiên bút. Ký túc xá nơi chúng tôi ở, cửa sổ không có chấn
song vì vậy một bạn học cùng khóa, cùng khoa với chúng tôi đi bộ đội tháng
5/1972 về tiếp tục học K20 đẩy cửa sổ mạnh quá, theo đà lao ra ngoài rơi từ
tầng 4 xuống. Chết tươi! Đúng là hơn 3 năm bom đạn, chiến tranh không giết được
mình mà sơ suất một tý lại… hy sinh!
Tôi
cùng với các bạn Phạm Phúc Trí, Nguyễn Văn Chung, Cao Văn Lợi, Hoàng Thị Khích được
chuyển sang học chuyên đề về hàn do các thày ở bộ môn Công nghệ kim loại: Vũ
Công Luận, Nguyễn Văn Siêm, Nguyễn Văn Tự… dạy.
Thi
xong các môn lý thuyết về hàn vào khoảng giữa tháng 4/1976, chúng tôi được thày
Tự quê ở Phú Thọ dẫn đi thực tập tại nhà máy đóng tàu Sông Lô thuộc phường Gia
Cẩm, Thành phố Việt Trì. Bốn chúng tôi được bố trí ở chung một phòng. Những hôm
sương mù dày đặc, buổi tối không có điện, chúng tôi thường nằm khèo tán gẫu
hoặc nghe nhờ “nhạc vàng” qua chiếc đài quay băng của mấy anh thợ lái đến lấy
tàu mà không học được thêm chút gì. Chúng tôi làm việc chăm chỉ, say sưa, tuy là
“lao động không công” nhưng ai cũng
ngoan ngoãn, hăng hái và luôn biết ơn các anh, chị công nhân đã tận tụy hướng
dẫn mình. Cuối tháng 5, thày Siêm đưa chúng tôi đi tham quan Nhà máy đóng tàu
Hải Phòng.
Chiến
tranh qua đi nhưng chúng tôi vẫn phải tập quân sự theo đúng chương trình. Như
vậy một khóa học 5 năm có đến ngót hai tháng học tập quân sự. Ngoài ra, còn
phải thi “Chính trị Quốc gia” gồm các môn: Triết học, Kinh tế Chính trị Mác Lê
Nin, Lịch sử Đảng nữa chứ…
Chắc
là dễ gần, nên tự nhiên tôi thân với Dư Thị Dung, Lê Minh Chính và Nguyễn Tuyết
Minh. Cuối một buổi học quân sự chúng tôi rủ nhau đến nhà của Tuyết Minh chơi.
Đó là nhà của chị Tuyết Minh, đang dạy học ở Đại học Văn hóa đê La Thành. Minh
mời chúng tôi ăn bữa cơm đạm bạc mà thân tình. Ăn xong thì trời đổ mưa to, mưa
dài rả rích, mưa làm mát lạnh tâm hồn. Nhà Minh còn một ít đỗ đen, muốn nấu chè
đãi bạn mà không có đường. Minh nghĩ ra cách lấy gói kẹo – dự định khi cưới sẽ
đem dùng tiếp khách, nhưng hoãn lại – cho vào chè đỗ đen thay vì cho đường. Mưa
rồi cũng ngớt, từng giọt mưa thưa dần, thánh thót rót vào chiếc chum hứng nước
của nhà hàng xóm hòa vào không gian trong trẻo như bản nhạc không lời. Tối ấy
tôi đưa Dung về nhà và quay lại trường. May mà cũng kịp trước 22 giờ vì chậm
chút nữa là cổng Đại Cồ Việt sẽ đóng.
Chuẩn
bị kết thúc khóa học Quân sự, tôi đi mượn xe để ngày mai lên trường bắn ở Lim.
Đang đi bộ thì gặp Hoàng Thị Thanh, Thanh đèo tôi về nhà – số 62, phố Hàng Than.
Vào nhà, Thanh pha nước chanh mời tôi uống. Sau khi kết thúc khóa học quân sự
năm ấy, chúng tôi trở về chụp ảnh lưu niệm trước khi ra trường vì cơ hội tập
trung toàn lớp là rất khó. Đến nay tấm ảnh này, nhiều bạn vẫn giữ và đã được
đưa lên blog Hội K16A CTM…
Khóa
học của chúng tôi bị kéo dài do chiến tranh, nhưng Nhà trường quyết định: tháng
12/1976 các thày phải hướng dẫn học sinh làm và bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp.
Không
biết có phải tôi hiền lành, thân thiết với bạn bè và có sức học khá… nên được
các bạn trong lớp tin tưởng và quý mến. Bạn Tứ, bạn Dung cũng là những người
học khá giỏi đấy chứ! Thế mà tôi được Tứ nhờ dịch một số chương trong quyển
sách tiếng Nga mà thày yêu cầu bạn dịch. Còn Dung thì thỉnh thoảng “bắt” tôi
phải đến nhà ở góc sân vận động trường Bách khoa để vẽ hộ đồ án tốt nghiệp của
bạn. Cố nhiên trong những công việc ấy Dung “tin tưởng” nhầm vì chữ tôi đã xấu lại
vẽ cũng không đẹp, bằng Dung.
Đúng
lúc đó tôi mua được một cái khung xe đạp Sài Gòn nhãn hiệu ROYAL với giá cung
cấp do chú, thím tôi để cho. Số tiền là 20 đồng do tôi tiết kiệm được. Cuối tháng
11, do nghe tin Nhà nước bỏ đăng ký xe đạp, nên tôi vội vàng lắp xe để mang đi
đăng ký. Tôi cùng Ngô Quang Học lấy phụ tùng xe INOX hiệu MECCEE của em Ánh lắp
xe cả buổi chiều. Tuy vất vả nhưng công việc cũng hoàn thành, tôi và Học lại
được em Ánh nấu cơm chiêu đãi món bột trứng đóng trong thùng của Trung Quốc rán
với tôm. Hai thằng đang đói nên ăn ngon miệng quá. Sau này chính Học nhớ và nhiều
lần nhắc lại cho tôi nghe về kỷ niệm êm đẹp đó.
Năm
giờ sáng hôm sau trong tiết trời mùa Đông rét buốt, tôi dắt xe đến Vân Hồ để
đăng ký đã thấy đông nghịt người. Đang bận làm Đồ án tốt nghiệp, tôi chẳng biết
làm thế nào đành dắt xe về và quyết định không đăng ký xe nữa. Thật là dở hơi.
Nhà nước bỏ đăng ký thì lại cố làm chỉ vì sợ một cách mơ hồ rằng xe không đăng ký
thì không phải xe của mình…
Đồ
án tốt nghiệp của tôi là “Thiết kế máy nhuộm len”. Đó là một đề tài liên quan
đến nhiều môn học như:
-
Hình học Họa hình, để khai triển và chế tạo các cánh bơm,
-
Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Công nghệ Chế tạo máy - để tính toán động học,
động lực học cũng như thiết kế hợp lý hình dáng các chi tiết,
-
Vật liệu kim loại, vì máy nhuộm len làm việc trong môi trường a xít, sự ăn mòn
các chi tiết của hệ thống rất nhanh nên phải chế tạo bằng thép không gỉ một pha,
-
Thủy lực và máy thủy lực…
Đặc
biệt là phép tính tương tự sau này được sử dụng trong nhiều ngành khoa học.
Tôi
làm theo đúng yêu cầu và hướng dẫn của thày Siêm. Cuối tháng 12/1976, chúng tôi
bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp. Tôi cùng các bạn trong lớp thở phào nhẹ nhõm vì
chắc chắn có cái cần câu cơm để bước vào đời.
Chơi
bời, thăm thú mấy hôm ở Hà Nội, tôi về Nam Định, đến nhà Nguyễn Ích Thông.
Thông lấy xe đạp, hai thằng đèo nhau về quê. Tôi tích cóp được ít tiền, nhân có
con trâu của HTX bị chết do trời rét quá, tôi chiêu đãi Thông hai bữa thịt trâu.
Dịp
Tết đến, nhớ Dư Thị Dung, người bạn gái thông minh đầy nghị lực, tôi viết thư
thăm bạn. Dung viết trả lời cho tôi trên giấy pơ luya với nét chữ ngay thẳng,
xinh xắn, có đoạn rất lãng mạn: “Hà Nội năm nay nhiều pháo lắm, khói pháo trắng
như sương”.
…
Cuối
tháng 4/1977, tôi vào trường Bách khoa nhận giấy phân công công tác về Bộ Quốc
phòng. Từ đây, tôi được chuyển vào công tác ở Quân chủng Phòng không – Không quân.
Tháng 5/1977 tôi làm các thủ tục cần thiết để chuyển các thứ giấy tờ, trong đó
có giấy giới thiệu là Đối tượng kết nạp Đảng do chi bộ K16/Chế tạo máy (Anh Trương
Văn Nhi ký) có dấu của Đảng ủy Trường Đại học Bách khoa. Sau đợt học tập quân
sự một số ngày ở sân bay Bạch Mai, tôi chính thức nhận công tác tại Nhà máy
A34/Cục Kỹ thuật/Quân chủng PKKQ.
Năm
tháng của thời gian đã đưa tôi đi qua hết tuổi thiếu niên và một nửa tuổi thanh
niên đầy tràn những kỷ niệm đẹp đẽ. Chưa đủ hai mươi bốn tuổi đời nhưng sự sống
bắt buộc tôi trỗi dậy, kể từ đây cuộc đời tôi đã thật sự sang trang. Tôi miên
man suy nghĩ với bao mộng tưởng, ước vọng, lo toan… và chìm đi trong những giấc
mơ đẹp.
Đúng là bạn đã tạo được "cần câu cơm"lý tưởng.Tốt nghiệp ĐHBK danh tiếng,lại được anh NHi lớp trưởng (Đảng viên kỳ cựu) dìu dắt có giấy g/tđối tưởng Đảng về Bộ QP công tác thì còn gì bằng?Thần tượng bọn chậm tiến như tôi khi đó là TRí,Dung,Thái điếc là các cán bộ to chớ như Đạt dê,LMinhvà cả anh Nhi càng về sau học càng đuối.Còn như bọn Quang,Cường,Ninh,Tiến,Học,Thông,Tùy..chẳng có ấn tượng gì.Giá mà Trí ,Dung,Tứ mà giỏi" văn" như bạn hay thằng Q,Tiến bật mý cho một tý bọn ta có nhiều điều để tán chơi .Tôi ra trường có cái cần câu cơm không được tốt như bạn nên long đong lận đận mãi may cũng vất vả đi câu chẳng được cá to thì câu cá nhỏ nấu cháo để húp thôi.Ảnhcác bạn chụpcùng ngôi trường đó là năm 1973 chứ không phải 1976 bạn viết đâu.Bạn giỏi ngoại ngữ,vẽ KT toàn được các bạn gái yêu quý nhờ vả nên giờ gặp lại bỗ bã cũng phải thôi.Bạn y như Đại gà đó cũng toàn giúp bạn bè lúc gian khó nên giờ gặp lại "chém gió" được chứ đâu như Thái điếc,Nhi,Trung,..hơi khó gặp.Anh Cơ ở Hải Dương có lời mời Hội K16 CTM về chơi HD các bạn cố gắng bố trí thời gian tham gia (trong tháng 7,sáng đi tối về )
Trả lờiXóaHội K16ACTM
Mình đã đọc hết hồi ký đã đăng, Trường có trí nhớ tuyệt vời và rất có năng khiếu viết.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaÔng Trường oi,hồi kí hết rồi à,tiếc quá nhỉ,hơi buồn vì chẳng đươc được ban để măt đến ,hồi đấy mà có giấy pơ luya viết thư là ghê lăm rôi đấy Thôi đành chờ đến hồi kí tưởi U60 may ra co tên tớ .Chao nhe Minh Chính
Trả lờiXóa"Nắng vẫn vàng trên đồng và gió như miên man"... Chào TĐQT
Trả lờiXóa