(Tiếp theo)
9. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984)
Từ thời thơ ấu họa sĩ đã được rèn luyện trong nền nghệ thuật viết chữ (calligraphie). Ở tuổi 14, họa sĩ đã đi tới các chợ để bán những bức tranh cuộn đầu tiên của mình, và với chúng họa sĩ đã kiếm thêm được tiền cho gia đình nhiều hơn là bằng việc viết chữ.
Đề tài của họa sĩ là con người, người nông dân của vùng châu thổ sông Hồng. Cô thôn nữ tắm cho con, một phụ nữ gách thóc, người con gái nghiêng mình xuống nước... từ chủ đề cho đến độ đậm giảm bớt trong gam màu của họa sĩ, tới các màu sắc kín đáo của những cô thôn nữ vùng châu thổ và ngay cả các cánh đồng lúa sau mùa gặt hái. Cho đến bây giờ, những bức tranh của ông: Chơi ô ăn quan, Lên đồng, Em bé cho chim ăn, Rửa rau cầu ao… vẫn còn tồn tại mãi với tên tuổi Nguyễn Phan Chánh.
Tác phẩm Chơi ô ăn quan (1931) bán 319.600 USD
Ông là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Nhật Bản. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh thắm đượm tình yêu thương con người lao động, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ và tình mẹ con được thể hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Thành công của Nguyễn Phan Chánh là do ông biết kết hợp lối vẽ truyền thống dân tộc với kiến thức khoa học cơ bản của hội hoạ Châu Âu.
Phong
cách nghệ thuật: Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt
Nam. Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa
pháp tranh lụa phương Đông.
Tác phẩm Người bán gạo được bán năm 2013 với giá 390.000 USD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét