Đặc sản văn nghệ
thời bao cấp không thể thiếu kịch Lưu Quang Vũ! Nhìn lại, đỉnh của Lưu Quang Vũ
vẫn là “Hồn Trương Ba da hàng thịt” do Nguyễn Đình Nghi dựng cho Nhà hát kịch
Hà Nội với diễn xuất của Trần Vân, người sở hữu giọng nói và gương mặt ấm áp,
làm xiêu lòng bao bạn diễn nữ và khán giả hai miền. Nhìn hàng người dằng dặc
trong bức ảnh tư liệu kia thì biết.
Câu thơ tình ám
ảnh của chàng trai Hà Nội hòa hoa Lưu Quang Vũ: Những điều em cần anh không
có/Em không màng những ngọn gió anh trao. Đến lúc những điều em cần anh đã có,
thì “muộn rồi, nước mắt”. Anh Lưu Quang Vũ, cũng là chứng nhân tiêu biểu của
thời gian khổ, cái khó bó cái khôn, bất lực “như một con rùa bị lật ngửa” mãi
mới thoát ra được.
Nếu thời bao cấp,
những nghề lạ lùng như mạng sang sợi, ruộm hấp (quần áo), bơm mực bút bi, quấn
thuốc lá, lộn cổ sơ mi... khá phổ biến, thì sự mặc cũng đồng điệu kỳ lạ. Ăn
uống giống nhau nên cá tính hơi ít, và gu giống nhau. Mỗi tháng vài lạng thức
ăn chín và cá bể ướp đá mua bằng phiếu, dăm bìa đậu phụ, đĩa tôm riu hoặc lạc
rang mặn có ngào chút đường... Tết đến mỗi nhà gia công một cân quy gai, một
cân quy xốp. Chen chúc từ sớm ở Bách hóa Tổng hợp để mua bằng được gói hàng Tết
bao gồm mức lạc, mứt bí, bóng bì... Nhà nào cũng giống nhà nào kể cả nồi chè
kho đêm 30. Tiêu chí nhà giàu đó là “giò chả ngập răng”, “ăn thịt nhả bã”.
Quay lại chuyện
mặc. Được chuộng nhất một thời là áo lính của các nước như áo bay, áo “Na-tô”
hoặc blu-dông Nam Triều Tiên, áo lông Đức... Mỗi người một áo lông màu có úa
hoặc màu bộ đội, màu tím than, gọi đùa rằng “như quỷ xuất chuồng ấy nhỉ” nhưng
ánh mắt không giấu nổi tự hào. Cho đến giữa thập kỷ 80, áo lông Đức mà
lại ngồi trên Cúp tôm (CUSTOM) màu su hào, màu cát vàng hoặc ngồi trên DD, DE
đỏ thì cứ gọi là hotboy, hotgirl, người hùng thời đại oai như cóc tía.
Chị Thủy chánh văn
phòng báo Tiền phong có lần ngắm nghía bảo tôi: Cái áo len em mặc chất liệu
giống sợi bảo ngày xưa quá! Ôi trời ơi, cái áo sợi bảo màu xanh có pha vài vạch
ngang trên ngực, hồi ức ăn diện ngất trời của cả một lứa nhi đồng chúng tôi,
không phải loại kỷ niệm khắc dấu mạn thuyền! Đứa nào chả có một chiếc mua ở
Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền ngoài 1-2 bộ quần áo một năm, thửa ở chuỗi cửa
hàng may đo mậu dịch Đức Hạnh (phố Hàng Trống).
Vào khoảng đầu
thập kỷ 90, đọc cuốn “Trở lại thiên đàng” của Elia Kazan, tôi nói với Thanh Hà
(báo Nhân dân) rằng nếu đọc cuốn này sớm có lẽ đã sống khác, thoáng hơn. Chị Hà
bảo chị được đọc những cuốn như thế rất sớm do người thân mang từ miền Nam ra sau giải phóng “cho nên chị mới được thế này”. Dần
dà rồi cũng đọc hết Alexi Jorba con người hoan lạc, Bay trên tổ chim cúc cu,
Của chuột và người... Văn học dịch thời chúng tôi học phổ thông và đại học cũng
phong phú nhưng rõ ràng chưa đủ. Ngoài tác phẩm kinh điển, có hơi ít truyện “giải
ngố”. Những năm cuối thập kỷ 1970 đầu năm 1980 sách gây sốt nhất chỉ là “Hãy để
ngày ấy lụi tàn”, “Jenny Ghechac”, “Jane Eyre”, “Đồi gió hú”, “Cuốn theo
chiều gió”... Sau đó là “Trò đùa”, “Thao thức”... Ngoài các tên tuổi văn học
Xô-Viết và Pháp, Anh gối đầu giường.
Phim ảnh xã hội
chủ nghĩa thì ấn tượng “Thầy lang”, “Con hủi” của Ba Lan; “Cánh cửa mở rộng”
của Tiệp Khắc. Phim Liên Xô ti vi phát đi phát lại “Moskva không tin những giọt
nước mắt” trong khi ngoài rạp chiếu “Tấn thảm kịch trong buổi đi săn”, “Những
tên cướp biển của thế kỷ 20”. Xa hơn nữa, phim Liên Xô ai cũng xem “Người báo
thù cuối cùng”, “Ngày mai thì sẽ muộn”, “Ruslan và Lutmila”, “Trẻ mãi không
già”, “Nàng Varvara xinh đẹp”... Phim Đức đáng nhớ nhất những phim dòng da đỏ
do Gojko Mitic người Nam Tư đóng riêng hoặc đóng chung với Dean Reed
người Mỹ định cư ở Đức: “Ôt-skee-ô-la”, “Những đứa con của gấu mẹ vĩ đại”, “Hai
anh em chung một dòng máu”... Ai cũng biết và thần tượng “Tô-kai-tô” đẹp trai
kiểu da đỏ, gần bằng ngày trước thần tượng Đây-a-nốp. Sau, dòng phim này bị
người Đức (hậu Bức tường Berlin)
chê… Phim truyền hình dài tập đình đám nhất đương nhiên là “Bạch tuộc”, hot y
như “Trên từng cây số”, “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” ngày xưa.
Những phim nhựa
như “Alabama” là cuộc cách mạng về tình dục, chỉ được chiếu diện hẹp để “nghiên
cứu”, “Thủy hử” phim điện ảnh Trung Quốc, gay ấn tượng cực mạnh tại các rạp.
Tại Trung Quốc nhiều người gọi nguyên tác Thủy hử là “tiểu thuyết khủng bố”.
Đến những năm 2000
lại bắt đầu xem lại phim Nga, thấy Nikita Mikhalkov đã phục hồi danh dự
cho điện ảnh Nga bằng những tác phẩm như “Mặt trời thiêu đốt”. Không kém cạnh
phim 5 sao của Mỹ và không còn bệnh nói nhiều của điện ảnh Xô-Viết một thời.
Có thể bây giờ
không đủ kiên nhẫn xem lại những bộ phim, cuốn sách ngày đó-như vừa rồi xem lại
một số tập “Bạch tuộc”, ẫu trí ra phết. Song ký ức thì vẫn cứ ở đây-không thể
thiếu êm đềm. Hoàn toàn không phải chuyện “Cái bánh bao ngày xưa bao giờ cũng
to hơn bánh bao bây giờ” (Lỗ Tấn).
Theo Tiền phong
Bao giờ cho đến ..ngày xưa .Lứa bọn ta đã trải qua thời bao cấp ,đã định hình các cái hay ,dở thời đó .Nhiều người nhìn lại với con mắt dè bửu,chê bai nhiều khi không thấy được cái hay ,tốt thời đó.Tôi chỉ kể cái hay,cái tốt thôi .Thời đó bọn tôi đi học đại học đã có 'nhà nước" nuôi đâu có như bây giờ .Ra trường được phân công việc ngay không phải lo chạy chọt (Ai khôn cũng chạy nhưng chủ yếu tình cảm chứ không tính cây ,Đô như giờ)Hàng hóa không mất tiền quảng cáo lại được mua với giá bao cấp không dùng hết bán cũng được chênh tý tiền. Ăn rau nhiều ,ít thịt làm con người đỡ bệnh tật mà sao hồi đó rau quả,thịt cá tự nhiên không có thúc tăng trưởng nên ngon lắm .Thành thị nhiều xe đạp ít xe cơ giới nên có tắc đường nhưng hít bụi "sạch" hợn Nông thôn còn bến nước ,cây đa ,hồ ao,sông ngòi tắm được chứ đâu có như giờ .Nơi bọn ta học bên con sông Cầu thơ mộng gắn với các buổi tối chèo thuyền trên sông hát đối trai làng giờ có lẽ chỉ còn trong ký ức.Con người ta ýt ham muốn nên có lẽ đỉnh cao là ..giấc mơ Nga mà tình người còn mãi đến giờ ..khi gặp mặt .Vậy nên cần gặp nhau Ôn nghèo kể khổ với nhau cho ..vui Ai có nhu cầu gặp nhau cứ qua Q sẽ được đáp ứng hết
Trả lờiXóaHI!HI!
Q có phải là môi giới gặp nhau đâu mà đáp ứng hết được? Chỉ có điều cứ có đám... tu tập thì nhớ gọi Q!
XóaBạn bè cần gặp nhau để ..họp Mà điều này chỉ có người như Q ,đề xuất mới được .Chứ cứ trông vào Hội và tiêu chí hoạt động của Hội thì may ra hội viên năm gặp 1 lần .Thằng H/T chỉ là thùng rỗng kêu to thôi cấm có làm việc gì ra hồn toàn đùn đẩy cho Q thôi !Vậy bạn nên chủ động có gì đã có BĐT,Trí ,Tiến,Ninh ,Dũng,Đại..trợ giúp .Đến như bạn Hải dương có lời mời xuống chơi mà không tổ chức được thì ..kém quá
Trả lờiXóaĐHBK
hay lắm! cám ơn tác giả của bài viết! ^.^
Trả lờiXóakeyword: áo sơ mi giá rẻ