Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Những di tích quốc gia đặc biệt (7)


19. Bạch Đằng là di tích lịch sử được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.  

Sông Bạch Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang, hiệu là sông Vân Cừ. Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam: Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán; Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981 của Hoàng đế Lê Đại Hành đập tan quân Tống xâm lược; Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba). 


 Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên đó là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở xã Yên Giang, (Quảng Yên, Quảng Ninh). Trên sông Bạch Đằng còn di tích của các bãi cọc được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm.

 20. Đền Trần và Chùa Phổ Minh là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

+ Đền Trần là một đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV. Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (cổng chính phía nam) và Trần Miếu (Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.



+ Chùa Phổ Minh (Phổ Minh tự) hay chùa Tháp là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5 km về phía bắc. Chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần. Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là tháp Phổ Minh, dựng năm 1305. Tháp cao khoảng 17 m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái... Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng. Trong sân chùa, ngoài ngôi tháp còn có hai nhà bia ở hai bên. Nhà bia bên phải, che tấm bia năm 1916, nói về tháp Phổ Minh, còn nhà bia bên trái, có tấm bia năm 1668, nói về ngôi chùa.

21. Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ) ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Ban đầu chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Lúc đó, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo. Năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.



Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc. 
(Còn nữa)

13 nhận xét:

  1. Tác giả đã bỏ nhiều công sức để sưu tầm và viết về các di tích quốc gia đặc biệt trên .Không có niềm đăm mê về lịch sử thì không thể có các bài viết ,ảnh như vậy được .Ai có nhu cầu đến tận nơi của các địa chỉ trên để tham quan hãy đăng ký ngay với tác giả để Hội ta có đông đủ người để tổ chức chuyến đi .Tôi còn nhớ kỳ thành lập hội năm 2006 về Thái Bình mới được biết chùa Keo .Nay đi nhiều và vừa qua các nơi trên Bạch đằng giang ở Yên hưng .Khu đền Trần ,các di tích Quốc gia ở Nam định 2 lần từ đầu năm đến giờ mà đọc bài viết của bạn thấy hấp dẫn quá muốn đi nữa .Khi nào tổ chức nhớ thông báo cho mình biết nhé Chào bạn
    HV K16A CTM

    Trả lờiXóa
  2. "Cái" bạn hội viên nào đó nhớ nhầm năm họp ở Thái bình là 2006. Tôi tuy không đi vì lúc ấy đi công tác nhưng chắc chắn bạn nhớ nhầm. Cám ơn Quang đã có công sưu tầm biên soạn để có chỗ anh em thưởng thức và "cỡi" nhau. Chào thi đua quyết thắng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng! Thằng A nhớ nhầm và thằng B cũng chả biết năm nào... Họp ở Thái Bình là năm 2004, ngày cùng - tháng tận.
      Vụ "cỡi" nhau này (không phải là cưỡi nhau - như những thằng bê đê) thằng A thắng vì nhớ được 3/4, chỉ sai con số sau cùng. Còn thằng B chả có điểm...

      Xóa
  3. Vài cái vụ lặt vặt mà cãi nhau ỏm tỏi .Hội K16A đâu có phải nhớ kỹ để mỗi năm nhân ngày đó phát động ..thi đua .Đến thằng hội trưởng hứa tặng giấy khen,tặng phẩm cho hội viên vì thành tích xuất sắc dịp đi vừa rồi mà nó còn chưa tìm được dịp để trao nữa là .Quan trọng là có cớ rủ rê nhau đi chơi để ..Ôn nghèo kể khổ với nhau thôi .Chán cho thằng kế cận ,nó chả làm gì chớ nó mà nhiệt tình thằng nào dám cãi .Chào

    Trả lờiXóa
  4. Mấy hôm nay không thấy ai cãi nhau cảm thấy buồn! Cũng như ngày xưa không thấy bom nổ, đạn pháo ở dưới bắn lên vậy!!! Hi Hi !!! Chào thi đua quyết thắng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trưa nay, chúng nó vừa tròn một mâm, cãi nhau kịch liệt...

      Xóa
  5. Tao bận việc khác không đi được. Thằng Dũng nó khai báo, ghi công 5 thằng sao bây giờ lại tòi ra sáu? Hay ở quê xếp mâm 5!!! Chào thi đua quyết thắng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng dốt. Cả cái thằng nằm đấy chả là tròn một mâm à ... Mà mâm này không phải là mâm ăn. Mâm cãi nhau. Rõ chửa!

      Xóa
  6. Cái thằng thích làm lãng tụ có lời chào thi đua quyết thắng đó nó lại thích bom nổ đạn pháo bắn lên sao .Thằng này chắc là lính có vẻ thích chiến tranh để ..kiếm chác gì đây .Nó chăc được hưởng nhiều qua cuộc chiến vừa rồi nên mạnh mồm vậy .Tôi là thằng dân sự nên sợ chiến tranh lắm và không dám luận bàn gì về đề tài đó vì đưa ra đều bị các anh trải qua đời lính mắng cho và cấm có cãi được câu nào .Tuy vậy lại hay được các anh lính gọi đến để nghe các anh áy tâm sự đủ thứ .Lứa bạn bè mình đã vào lính thời đó và ra làm dân giờ đã về Hưu cả rồi và họ đều thành đạt .Giờ mới là lúc họ phát huy phẩm chất vốn có của mình .Người viết hồi ký ,thơ văn .kẻ thành doanh nhân còn ai không làm gì thì vui cùng con chau ,làm OSin cho vợ con hay hướng dẫn viên du lịch ...Mình còn đi làm chưa được về nên rỗi tý lên mạng tán chơi tý thôi
    Chào

    Trả lờiXóa
  7. Chắc là "Ô Lùn" nhà mình đây? Cố gắng tí nữa đừng để cơ hội trộm cuối cùng qua đi. Bọn chúng cướp đủ rồi. Nhưng mà mi có phải nuôi ai đâu. Đây có hai vợ bốn con kia, ngoài ra lại còn cháu nữa chứ. Chào thi đua quyết thắng!

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Chú Quang ơi, chú cho cháu hỏi ảnh chụp bãi cọc Bạch Đằng trong bài viết này là ở vị trí nào ạ. Cháu cảm ơn chú ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hee hee Một số điểm chưa đến, ảnh lấy trên mạng nên... khó trả lời quá!!!

      Xóa