25. Gò Tháp
là di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng di tích quốc gia đặc
biệt (theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg
ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Di tích nằm trên diện tích 320 ha thuộc một phần ấp
1, xã Mỹ Hòa và một phần của xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Khu di tích này gồm 5 cụm di tích: Gò Tháp Mười; Miếu
Hoàng Cô; Chùa Tháp Mười Cổ Tự; Đền thờ và mộ Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều, Thiên
Hộ Võ Duy Dương; Gò Minh Sứ; Miếu Bà Chúa Xứ. Ngoài ra, còn 3 nền gạch theo
đánh giá của các nhà chuyện môn thì đây là dấu tích của nền văn hoá của Vương
Quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ II đến thứ V.
26. Cổ Loa là
di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ được xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt (theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg
ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong
kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công
nguyên và của nhà nước dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam
giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường
bộ. Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng,
dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc
dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt
cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn
địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước
tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người
dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước
tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.
Trung tâm quyền lực của các cư
dân Việt ở đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của
Văn hóa Đông Sơn.
27. Vườn
Quốc gia Cát Tiên là một danh lam thắng cảnh được xếp hạng di tích quốc
gia đặc biệt (theo Quyết định số
1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc các tỉnh Đồng
Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên
nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm
Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc.
Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành
lập trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây
Cát Tiên với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là
một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
(Sưu tầm)
Chào TĐQT!
Trả lờiXóa