8.
Chỗ chơi
Lào có 16
tỉnh và thủ đô Viên Chăn. Các thành phố lớn: Viên Chăn, Luang Pra băng,
Savannakhet và Pakse.
Viêng Chăn. Viêng Chăn nghĩa là thành phố Trăng, là thủ đô của Lào từ
năm 1563. Nằm ở tả ngạn sông Mekong, thủ đô Viêng Chăn có diện tích 3,920 km2
và số dân khoảng một triệu người. Là trung tâm văn hóa, thương mại, hành chính
cũng là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Viêng Chăn còn là một thành phố du
lịch nổi tiếng và đó là một thế mạnh kinh tế của thành phố. Nơi đây tập trung
rất nhiều những danh lam thắng cảnh, những ngôi chùa bề thế và cổ kính. Và là
trung tâm của những lễ hội đặc sắc đặc trưng của văn hóa Lào.
Các điểm tham quan chính: That Luang,
đài Patu Xay, các chùa: Si Muang, Sisaket, Phra Keo, … và Công viên Bãi Phật (Buddha Park). Mua sắm có chợ Sáng (Talad Sao), cửa hàng miễn thuế ở cửa khẩu Hữu Nghị.
Xieng khouang. Là một tỉnh biên giới Đông Bắc của Lào, Xieng khouang tiếp
giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam ở phía Đông. Địa hình núi non trùng điệp, với độ cao từ
1.500 đến 2.000 m do đó khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm. Đỉnh Phu Bia cao
2.820 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất đất nước Lào. Thời chiến
tranh đây là nơi chịu nhiều bom đạn và nóng bỏng nhất cả nước. Cánh đồng Chum
(bản Ang) là minh chứng rõ nét của những gì mà chiến tranh để lại và ngày
nay, đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều du khách đến tham
quan.
Savannakhet. Là một điểm du lịch hấp dẫn ở Nam Lào, tỉnh Savanakhet
giáp với Thái Lan ở phía Tây, và Việt Nam ở phía Đông tại địa phận tỉnh Quảng
Trị. Thành phố tỉnh lỵ của Savanakhet là thành phố Savanakhet, còn được gọi là
“thành phố thiên đường”. Với vị trí chiến lược thuộc hành lang kinh tế Đông
Tây; cửa khẩu Mukdahan với cây cầu Hữu Nghị nối liền Thái Lan; cửa khẩu Lao Bảo
qua đường 9 vào Việt Nam, Savanakhet luôn sầm uất với xe cộ qua lại, du khách,
thương gia và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan. Thành phố này là trung
tâm kinh tế lớn thứ hai của Lào chỉ sau thủ đô Viêng Chăn.
Luang Prabang. Luang Prabang có nghĩa là Phật vàng lớn, thành phố cổ này
đã từng là kinh đô của vương quốc Lạn Xạng (Vương quốc Triệu Voi) từ thế kỷ XIV
đến năm 1946. Ngày nay, Luang Prabang nổi tiếng là điểm thu hút khách du lịch
và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Cố đô Luang Prabang nắm
ở phía bắc miền trung Lào, bên sông Mekong, cách thủ đô Viêng Chăn 385 km về
phía bắc. Các điểm tham quan chính: đi thuyền dọc sông Mê Kông, tham quan Ban Xanghai nấu rượu và
Ban Phanom dệt lụa và tham quan hang động Tham Ting ở Pak Ou. Thác nước Kuang Si, Các chùa cổ như: Xieng Thong,
Visuon, … Đặc biệt tham quan Bảo tàng Hoàng cung. Chiều lên núi Phu si ngắm
cảnh toàn bộ thành phố Luang Prabang.
Phố cổ Luang Prabang |
Xuôi dòng Mê Kông |
Ban Xanghai, chuyên nấu whisky Lao |
Ban Phanom, chuyên dệt lụa Lào |
Chùa Xieng Thong, ngôi chùa lớn và cổ nhất trong số 1400 chùa ở Lào |
Thác Kuang Si, nơi Tây rất khoái tắm |
Champasak. Là tỉnh có diện tích lớn nhất của Lào, Champasak nằm ở
phía tây nam, giáp biên giới Thái Lan và Campuchia. Đã từng là một lãnh địa
hùng mạnh trong lưu vực hạ lưu sông Mekong, cố đô của vương quốc Champasak. Tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng, đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp, Champasak
được coi là vựa lúa lớn nhất của Lào. Với nhiều danh lam thắng cảnh, nổi tiếng
với khu đền Wat Phou - di sản văn hóa thế giới, thác Khone Phapheng - thác nước
lớn nhất Đông Nam Á, …
9. Chương trình hợp lý
Lào có hai di sản văn
hóa thế giới được nhiều người quan tâm, được UNESCO công nhận. Đó là khu đền
Wat Phou ở tỉnh Champasak và cố đô Luang Prabang. Ngoài ra, thủ đô Vientian là
điểm không thể bỏ qua. Cánh đồng Chum và các di tích chiến tranh ở Xieng
Khouang cũng đáng ghé thăm …
Do vậy, chương trình hợp
lý với những bạn xuất phát ở miền Bắc và miền Trung là xuất cảnh qua cửa khẩu Cầu
Treo sang tỉnh Borikhamxay của Lào. Từ đây đi đến
Vientian có các điểm tham quan: viewpoint đèo Đá, cầu Pakading, thị trấn Paksane
(thủ phủ Borikhamxay), …
Viewpoint đèo Đá trên đường Quốc lộ số 8 |
Tại Vientian nghỉ một ngày đi tham quan. Đi Luang Prabang có các điểm tham quan: thị trấn Vang Viêng, thị trấn Kasi, viewpoit gần Phoukhoun, thị trấn Kiewkacham, …
Phong cảnh Vang Viêng |
Thị trấn Kiew Ka Cham, cách Luang Prabang 75 km |
Một ngày tham quan Luang Prabang. Tại đây, có một tour guide đã từng ở Việt Nam rất lâu, đó là anh Văn Xỉ (Vanhnasy Somphavath) vừa kiêm lái xe tuc-tuc, rất hiền lành và nhiệt tình. Số điện thoại di động 02055819005.
Anh Văn Xỉ (mặc áo đỏ) dẫn đoàn tại Luang Prabang |
Quay lại ngã ba Phoukhoun, rẽ vào Quốc lộ 7 đi Xieng khouang, ghé qua các điểm: bản Nam Chát, cánh đồng Chum (bản Hayhin rẽ vào bản Ang),… Về Việt Nam qua cửa khẩu Nặm Cắn. Chương trình này tham quan được hầu hết các điểm du lịch chính của Lào, đường xá tốt.
Bản Nam Chat cách Phonsavan 70 km |
Các bạn ở phía Nam và miền Trung có thể đi
Nam Lào qua cửa khẩu Pờ Y (KonTum) sang tỉnh Attapeu của Lào đến huyện
Patumphon tham quan Wat Phou. Thác Khone nằm sát biên giới Lào – Campuchia,…
Hẹn gặp lại trong những chuyến đi mới!
Nếu đứng trên tiêu chí đi để "ăn và chơi" có lẽ tôi không chọn đi Lào và nhiều bạn của Hội ta cũng như vậy thôi .Ta nên lấy tiêu chí vui là chính và hợp với hoàn cảnh của tất cả mọi người thì theo tôi Hội tổ chức chuyến đi tới là hợp lý.Liệu bạn còn gì thú hơn gặp lại nhau" ôn nghèo kể khổ "về thời sinh viên về hiện tại về mọi thứ mà chỉ có tiếng cười .Bạn có thể "chém gió "mọi đề tài không ngại đụng chạm ai đó .Theo tôi kinh phí chuyến đi tầm 6 Tr và đi trong 1 tuần với Ô tô 29 chỗ ngồi là vừa (Độ từ 16-20 người)thực đi là tốt nhất .Tôi chỉ tin tưởng Q nên đăng ký 2 xuất với Q (Đã có.. kinh nguyêt) chứ thằng hội trưởng mà nó tổ chức tôi không tin đâu .Nó chỉ giỏi lo tổ chức nhóm riêng đi chơi thì tốt (vì tôi đi với nó rồi) chứ nó đứng trên danh nghĩa Hôi mà làm thì nhiều điều tiếng lắm (Đi Ba Bể ,đi Phong nha )vừa qua bao việc cần nó giải quyết tỷ như truyện khen thưởng đấy mà nó đâu có làm? Nó như cái thùng rỗng kêu to lại sợ vợ chứ?Đi đâu cũng kè kè con vợ làm ăn gì?
Trả lờiXóaBạn ĐHBK
Sẽ công bố sớm kế hoạch đi Lào cho các Hội viên. Chờ đón ngày công bố: 25/9...
Xóa