Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

Bản nhạc “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ” của Mozart

Theo danh mục tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart, chỉ riêng trong mùa hè năm 1778, ông đã viết tới 5 bản sonata cho đàn piano (các bản số 8, 10, 11;12 và 13).
Với thông lệ sáng tác sonata thời cổ điển, chương đầu của một bản sonata được viết theo hình thức sonata còn các chương tiếp theo có thể được viết theo các hình thức khác. Nhưng Piano Sonata số 11, giọng La trưởng, K. 331. lại là một biệt lệ vì không có chương nào trong số 3 chương ở hình thức sonata cả.
Chương thứ nhất gồm một chủ đề cùng sáu biến tấu. Chương thứ hai - trung tâm của tác phẩm, là một điệu minuet cùng một đoạn trio. Còn chương thứ ba ở hình thức rondo “theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ” (Alla Turca).
Chương Alla Turca, còn được gọi là Turkish Rondo hay Turkish March, thường được tách ra khỏi bản sonata để biểu diễn độc lập. Chương nhạc ngắn nhất của bản sonata này đã trở thành một trong số những khúc nhạc nổi tiếng nhất của Mozart. Hơn nữa, Turkish March còn là điển hình cho một trào lưu ảnh hưởng phong cách thời Mozart - phong cách Thổ Nhĩ Kỳ.
Phần đầu bản nhạc "Turkish March" của W.A. Mozart - Nguồn: everynote.com
Ở một số đàn piano, cả hai hiệu ứng này đều xảy ra khi sử dụng cần bấm. Theo Edwin M. Good, “cần bấm Thổ” rất phổ biến để chơi Turkish March của Mozart và khá nhiều nghệ sĩ piano thời đó hân hoan sử dụng cần bấm này để điểm tô cho tác phẩm.

Một điều quan trọng là qua Turkish March, chúng ta được làm quen với phong cách Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận với những tác phẩm âm nhạc cổ điển quy mô lớn có những đoạn nhạc sử dụng phong cách này.

Theo Ngọc Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét