Với những phong cảnh thiên nhiên
hùng vĩ, hệ thống rừng núi… du khách đến Điện Biên còn được tham quan di tích
lịch sử chiến trường với chiến dịch 56 ngày đêm làm nên chiến thắng lừng lẫy.
Các di tích tiêu
biểu đã trở thành chứng tích lịch sử, ghi lại trận chiến oanh liệt của quân và
dân Việt Nam.
Trên đỉnh đèo Pha Đin lịch sử |
Sở
chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Cơ
quan đầu não của chiến dịch nằm trong một khu rừng nguyên sinh thuộc xã Mường
Phăng, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 27km.
Tại đây Đại tướng Võ Nguyên
Giáp cùng với các tướng lĩnh chỉ huy đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn
công có tính chất quyết định đến thắng lợi của từng trận đánh, mà đỉnh cao là
lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận dẫn đến chiến thắng lịch sử lừng lẫy
ngày 7/5/1954.
Hầm
chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Hầm
chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được xây dựng kiên cố với mái vòm bằng
sắt, ván gỗ và nhiều bao cát, hàng rào thép gai hay những bãi mìn dày đặc bao
bọc xung quanh.
Trên nóc hầm Đờ Cát |
Bốn góc của hầm là 4 xe tăng và phía tây là trận địa pháo bảo
vệ. Căn hầm dài 20 mét, rộng 8 mét được chia làm 4 ngăn là nơi làm vệc và nghỉ
ngơi của tướng De Castries cùng Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ông này có vẻ Chiến sĩ Điện Biên hơn cả... |
Tại
nơi này, tướng De Castries cùng toàn bộ chỉ huy quân Pháp đã bị bắt sống vào
chiều 7/5/1954, lá cờ quyết thắng đã được cắm trên nóc hầm, kết thúc chiến dịch
Điện Biên Phủ. Hiện nay, hầm vẫn còn giữ nguyên vẹn cấu trúc và cách sắp xếp
của căn hầm trước kia.
Đường
kéo pháo
Nói
về những dấu tích lịch sử trong chiến dịch Điện Biên Phủ, không thể không kể
đến tuyến đường kéo pháo đã trở thành huyền thoại trong lịch sử dân tộc.
Tượng đài Đường kéo pháo vào Điện Biên |
Đây là
con đường kéo pháo bằng tay độc đáo bậc nhất trên thế giới, thể hiện ý chí sắt
đá của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch. Những người dân với lòng yêu nước,
quyết tâm đã cùng bộ đội dùng những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, búa... để mở
tuyến đường trên những sườn núi quanh co hiểm trở để kéo pháo vào trận địa.
Cũng trên con đường này, liệt sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh thân mình để cứu pháo.
Di
tích đồi A1
Đây
là một điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía
Đông bảo vệ trung tâm Mường Thanh, quân đội Pháp bố trí nhiều binh lực, hỏa
lực, có công sự kiên cố, vững chắc với nhiều ổ súng máy hiện đại. Do nằm ở vị
trí đắc địa, dễ quan sát nên nơi đây đã trở thành một cứ điểm khó tấn công.
Xác xe tăng Pháp trên đồi A1 |
Dù mở
4 đợt tấn công liên tục nhưng chỉ đến ngày 6/5/1954, quân đội ta mới phá sập được hệ thống hầm ngầm và
hoàn toàn chiếm được đồi. Trận tiến công cứ điểm đồi A1 là một trong những trận
đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Theo Anh Phương
Nhìn cảnh các bạn đã được đến Điện Biên sao mà ..Thèm thế .Q,Dũng ,Trí ..chắc đi từ năm ngoái giờ nhân dịp này nhớ lại phải không ?Q sinh ra đúng dịp chiến dịch sắp mở màn lúc đó không biết ông bố ở chiến trường có biết được tin vui không ?Mình định lên lại Điện Biên vào dịp này nhưng rủ rê mãi chẳng được ai đành lỡ hẹn (như lần kỷ niệm 50 năm đã đi máy bay đến rồi do sương mù không hạ cánh được lại phải bay về) Kiểu này lại đợi đến dịp kỷ niệm 100 năm chiến thắng ĐIện Biên nếu còn sức khỏe cùng bạn bè đến đó thì ..VUI biết bao
Trả lờiXóaBạn
Mấy tên này đi lúc nào ấy nhỉ? Bí mật ghê ta. TM
Trả lờiXóa