(Tiếp theo và hết)
Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là nơi
có hai chợ cổ ở Thăng Long xưa, đó là chợ Bạch Mã và chợ Cầu Đông. Cả hai chợ
này đều ở bên bờ sông Tô, trên bến dưới thuyền tấp nập. Năm 1889, Pháp cho lấp
sông Tô, dồn hai chợ nói trên vào khu đất trống ở cạnh đình Đồng Xuân.
Từ bờ hồ Hoàn Kiếm
đi vào phố Hàng Đào, qua phố Hàng Ngang, Hàng Đường là tới phố Đồng Xuân, chợ ở
về bên dãy lẻ của phố.
Sau năm 1954,
thành phố cho sửa sang lại, lợp lại mái tôn, sắp xếp lại bố cục bên trong,
nhưng vào năm 1994 chợ bị cháy lớn, phải xây lại mới, 3 tầng như hiện nay.
Chợ Đồng Xuân có
cách nay một thế kỷ. Chợ Đồng Xuân là chợ to lớn, sầm uất nhất Thủ đô Hà Nội,
đáp ứng sự giao lưu buôn bán không chỉ cho Thủ đô mà còn là nơi cung cấp hàng
hoá cho các tỉnh.
Bách hoá Tràng
Tiền
Năm 1808, nhà
Nguyễn cho lập xưởng đúc tiền ở thôn Tràng Tiền nên có tên gọi Tràng Tiền (hay
Trường Tiền). Tràng Tiền xưa thuộc đất làng Cựu Lâu, huyện Thọ Xương. Tràng này
đúc cả tiền đồng lẫn tiền kẽm. Không biết vì lý do gì mà chính quyền nhà Nguyễn
chỉ tuyển phụ nữ.
Trung tâm Thương
mại Tràng Tiền thời Pháp có tên là Nhà hàng Godard do Liên hiệp Thương mại Đông
Dương và châu Phi (viết tắt là LUCIA) xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Năm
1958, Nhà nước thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh thì 49 quầy
hàng trong Godard được dọn hết, dù trước đó, đầu thập niên 50 họ mua lại của
chủ Godard. Tháng 9/1959, Godard được đổi tên thành Bách hóa Tổng hợp. Cũng có
người gọi là Bách hóa Tràng Tiền vì nó nằm trên phố Tràng Tiền.
Đầu tháng 9/1960,
Bách hóa Tổng hợp khai trương, người đứng chờ vào xem cửa hàng thương nghiệp
quốc doanh vốn xa lạ với người dân đông cứng vỉa hè phố Hàng Bài, Hai Bà Trưng
và Tràng Tiền.
Bây giờ thì xưởng
đúc tiền từ đầu thế kỷ XIX đã trở thành Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, nhộn
nhịp kẻ bán người mua với hàng hóa được sản xuất từ nhiều nước trên thế giới.
Hình ảnh một Bách hóa Tổng hợp giờ chỉ còn trong ký ức của những người trung và
cao tuổi.
Nhà hát Lớn Hà
Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội là một công
trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách
mạng tháng Tám, đầu phố Tràng Tiền.
Công trình được người
Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra
Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với
điều kiện khí hậu địa phương.
Tác phẩm kiến trúc
mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ XX
về cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... Nhà
hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh và trở thành một hình ảnh quen thuộc,
đặc trưng của thành phố Hà Nội.
Nhà hát Lớn có vai
trò là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra
thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi
khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp
xướng, nhạc kịch, vũ kịch. Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm
những dấu ấn lịch sử của đất nước.
Sau một thời gian
dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm
1995 đến năm 1997. Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn
quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử
của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau.
(Sưu tầm)
Là người Hà nội gốc (sinh ra và lớn lên tại đây )hay chỉ sống và làm việc tại đây vài năm (thời s/v cũng 5 năm) ai mà không biết và từng qua chợ Đồng xuân ,bách hóa Tràng tiền ,nhà hát lớn Hà nội ! Trong 3 địa điểm đó chỉ còn nguyên vẹn nhà hát lớn mà thôi .Chợ Đồng xuân bị cháy và xây lại cách đây cũng gần 20 năm rồi .Lứa tiểu thương mới bây giờ đa phần ở các tỉnh khác về buôn bán và nó "nổi tiếng" với việc xây chợ ,quản lý chợ lùm xùm mãi mới xong ( Gắn với việc quyết toán chợ mà bạn tôi không theo thời thế thì thiệt thòi ! còn quản lý giao cho băng Khánh trắng một thời gian giờ ra sao mọi người đã biết ) Bách hóa Tràng tiền liên doanh làm đẹp như bây giờ cũng được 15 năm nhưng các con người từng là các mậu dịch viên giờ mất việc hưởng tý trợ cấp còn nơi đó đã sang tay cho chủ mới rồi và tôi chắc các bạn có thì giờ chỉ qua đó ngắm chơi chớ mua thì đắt lắm còn lại Nhà hát lớn vẫn đẹp lộng lẫy hơn xưa và vẫn được coi là tài sản công luôn sáng đèn với các sự kiện nhưng tôi cam đoan các bạn cũng chả đến đó được đâu vì nó chỉ dành cho các người có tiền (giá xem rất cao) và có quyền (tài trợ tổ chức sư kiện nhân dịp .. ) Tôi hay qua 3 nơi đó do có người quen đang buôn bán ở chợ,được mời dự sự kiện cỡ năm cũng được 1 ,2 lần chứ tôi dám chắc nhiều bạn có lẽ từ hồi ra trường đến nay chưa có ..thì giờ vì bận ghé qua đâu? Ai có nhã ý muốn đến 3 nơi đó hãy gọi cho tôi để ta cùng đi chơi nào! Hẹn gặp các bạn
Trả lờiXóa