Con đường vào Đại học
Mùa gặt năm ấy, tôi phải đi kéo đá lấy công
điểm cho mẹ. Một hôm đang làm thì tôi nhận được giấy gọi đi thi đại
học vào Đại học Bách khoa Hà Nội – sau nhiều năm chỉ xét tuyển năm
ấy lại thi. Tôi học ôn được hai tuần, mặc dù mùa hè nhưng tôi vẫn
ngủ là chính. Mẹ nhắc tôi nhiều lần song giấc ngủ vẫn xâm chiếm đầu
óc tôi, tôi không cưỡng nổi.
Thi đại học tại trường cấp 3 Lý Nhân, Hà Nam. Học sinh phải trọ ở nhà dân. Tôi trọ với một bạn
nguyên là lớp trưởng lớp 10. Chủ nhà trọ thương học sinh nghèo nên đến
bữa ăn cho mấy lát chuối xanh chấm với mắm làm thức ăn, tôi không ăn
được vì không quen (sau này mới biết rằng các thứ ấy ăn với thịt ba chỉ
luộc hoặc thịt dê là ngon trong các bữa tiệc sang trọng).
Năm ấy, tôi làm bài tốt cả ba môn thi: toán, lí,
hóa. Tôi còn nhớ là đề toán ra tương đối khó, trong đó có một bài với
dữ kiện đầu bài cần thay các đại lượng đã cho bằng sinx, cosx để giải…
Thi xong, tôi cùng bạn Nguyễn Văn Vòng đi bộ về Nam Định. Buổi chiều, hai thằng ra mua vé ca nô về
Xuân Thủy. Vì Vòng có túi xách nên tôi gửi cả hành lý và vé ca nô của
tôi. Sáng hôm sau ngồi trên ca nô, tôi tìm mãi mà không thấy Vòng đâu,
thì ra Vòng đi đúng ca nô về Xuân Thủy, còn tôi lại đi ca nô về Nghĩa
Hưng. Tôi bối rối, lo lắng đến phát khóc. Đến nỗi, khi nhìn thấy hoàn cảnh
của tôi, có một chị đứng bên cạnh đã giúi cho tôi 2 hào và lúc đến bến ca
nô gần đấy bảo cho tôi xuống và đi bộ về nhà. Đến giờ tôi vẫn thầm
cảm ơn lòng tốt của chị… Với sức vóc của tuổi trẻ và sẵn có 2 hào, lúc
đó có thể mua được một cái bánh mì, tôi hỏi đường và đi nhanh như
chạy về đến nhà lúc gần 11 giờ trưa…
Sau vài hôm, tôi mới đi bộ lên nhà Vòng để lấy đồ
đạc. Tới nơi, tôi mới biết nhà Vòng cũng nghèo và đơn sơ lắm.
Năm ấy bão to, đê Giao Xuân bị sạt lở nặng, tất
cả các HTX đều phải xuống đắp lại đê theo vị trí đã phân công. Lần
đầu tiên được tham gia vác đất, nếm mùi cùng cực, nặng nhọc. Có lúc, tôi
vác một hòn đất 6 múi từ dưới chân đê vượt qua đỉnh để đắp vào mé
ngoài dốc đê tưởng như quá sức của mình. Không quen lao động nặng, tôi
nhanh chóng đuối sức, phải nhờ các anh lớn vác hộ. Sau này khi làm ra đồng
tiền bằng mồ hôi, sức lực của mình, tôi vẫn thầm cảm ơn các anh ấy đã giúp đỡ
trong hoàn cảnh khó khăn… Biển quê tôi gần cửa sông Hồng, mùa này nước đục ngầu
nhưng cuối mỗi buổi làm ai cũng xuống biển ngụp lặn và thả mình vào khối nước
khổng lồ như vô tận ấy. Bây giờ, đứng trên mặt đê, đưa mắt nhìn theo từng đợt
sóng vỗ bờ với khúc hát ru tình yêu vĩnh cửu, tôi thầm nghĩ: biển hiền hòa dịu
êm như vậy, cớ sao nổi cơn hung dữ làm chúng tôi vất vả thế này...
Năm ấy, tôi vừa tròn 17 tuổi và đã vượt qua ba mốc
quan trọng của đời học sinh phổ thông bằng những năm tháng gian khổ
và chịu đựng đói rét nhất. Tôi thầm cảm ơn tổ tiên, cha mẹ, anh chị
em, cảm ơn số phận đã cho tôi được cái chí lực và sự may mắn, được
học những kiến thức cơ bản để làm người, để chiến đấu với đời. Năm
ấy tôi coi như đã là một người lớn, tôi phải tự sống, tự quyết định
vận mệnh của đời mình.
* * *
Cuối tháng 8 năm 1970, mùa thu heo may đến sớm,
thoang thoảng hương lúa đồng thơm ngát. Tôi được người bạn học rủ tham gia đội
kỹ thuật của HTX. Đội kỹ thuật được cấp một mảnh ruộng trồng lúa
thí nghiệm. Chúng tôi lợi dụng trồng lúa để chia nhau. Tôi mới vào nên
hôm gặt được chén một bữa cơm có món thịt trâu luộc… và được chia
khoảng 20 kg thóc nếp. Mẹ thấy lạ, song cũng mang một phần làm cốm
còn đâu phơi trên mặt bể nước mưa. Năm ấy cả nhà được ăn no vì có tới
3 lao động: Mẹ, tôi và em gái.
Theo phân công của Ban Chủ nhiệm HTX, đến mùa gặt, chúng
tôi được cử đi cân thóc chia cho xã viên ở từng đội. Mỗi khi nhận nhiệm
vụ đó, tôi thường hào phóng cân thật tươi cho mọi người, thành thử
mỗi mẻ cân xã viên được lợi đến 5-7 kg thóc. Chế độ làm ăn tập thể, “Cha
chung không ai khóc”, hơn nữa có mất
gì của tôi đâu… mà ai cũng phấn khởi ra mặt.
Bố nghỉ hưu đã lâu, Ông thường đọc thơ của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có những câu trong bài Thói đời tôi nhớ được cho
đến tận bây giờ…
Thế gian biến
đổi vũng nên đồi
Mặn nhạt,
chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn
tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết
rượu hết ông tôi
Xưa nay đều
trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa
kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay
người bạc ác
Giàu thì tìm
đến khó tìm lui.
***
Vụng khéo
nào ai chả có nghề
Khó khăn
phải lụy đến thê nhi
Được thời
thân thích chen chân đến
Thất thế,
hương lân ngảnh mặt đi
Thớt có hôi
tanh, ruồi muỗi đậu
Sanh không
mật mỡ, kiến bò chỉ
Ðời nay những
trọng người nhiều của
Bằng đến tay
không, mấy kẻ vì.
Tôi không hiểu rõ từng chữ, hiểu sâu ý tứ của bài thơ,
nhưng nó là những bài học vào đời đầu tiên của tôi mà bố tôi răn dạy.
Một hôm, Vòng từ Đại học Cơ điện Thái Nguyên
về thăm tôi và đến lúc đó tôi mới biết rằng ai được đi học đại học thì
đã nhập trường hết cả rồi. Tôi thực sự choáng váng khi nhận thấy những
người học giỏi như tôi và nhiều bạn khác không may bị vài vị cán bộ
HTX thâm thù (có thể họ ghen tức vì con em họ học chẳng ra gì…) đã phê
vào lý lịch chúng tôi những điều này nọ mà tước đoạt cơ hội mơ ước vào Đại học
của chúng tôi. Tôi cũng biết rằng trong thời điểm ấy, khi mà nhân dân cả nước
cống hiến hết sức mình theo khẩu hiệu: thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một người – (thóc ở đây tức
là thuế nông nghiệp) còn có nhiều thanh niên như tôi tình nguyện lao vào
cuộc chiến đấu giải phóng đất nước, hơn nữa gia đình tôi lại chưa có người
đi bộ đội, thì những điều không may đối với tôi cũng là thường tình. Nhưng so
với vài người bạn may mắn thoát hiểm, được đi học nước ngoài thì trong
lòng tôi còn chút tiếc nuối…
Tôi cũng không ngờ rằng lần đó là lần cuối cùng được
gặp lại bạn Vòng vì sau khi lên trường được một số ngày, bạn đi bộ đội rồi hy
sinh. Sau này được nghe kể lại: “Vòng mưu trí, sáng tạo, chiến đấu đạt nhiều
thành tích lắm!”. Nhận tin bạn hy sinh, tôi thầm khấn: Tôi xin được thắp một
nén hương cho Vòng, cầu chúc bạn vui vẻ, bình an nơi cực lạc…
Một buổi chiều rỗi việc, đang đứng ở cầu Chéo
thì vợ chồng thày giáo dạy học cấp 3 của tôi đi qua. Thấy tôi đứng vơ vẩn,
thày dừng xe nhìn tôi với vẻ thông cảm và nuối tiếc, thày nói: Giỏi như em
mà cũng không được đi học đại học à!... Tôi chả biết nói thế nào,
nhưng cũng biết ơn thày, cảm ơn đời vì cũng còn có những người Thày
biết và nhớ đến mình, thương mình…
(Còn tiếp)
mảng đời ấy vừa đọc, vừa soi mình cứ thấy rưng rưng thân thiết. Có gì đó tự hào, xót xa ...
Trả lờiXóaĐón đợi bao lâu nay mới đẻ ra được à mà mới đọc qua đã biết của bạn BDT người rất thích làm ...lãnh tụ Thời của bọn mình sống thật ,tôi không biết bạn có lý lịch trong sạch không ?chứ theo tôi biết nếu thật sự học giỏi điểm thi vượt 15,5 là vào Bách khoa trong khi nếu lý lịch tốt chỉ 13 điểm có thể được đi du học rồi .Bạn quá được yêu chiều nên hết cấp 3 là trai làng mới phải lao động đồng áng ,kiếm sống và còn được ưu ái chân cân thóc nữa chứ .Tôi là dân Hà nội mà đã phải làm các công việc nhà nông từ hồi học cấp 2 cơ Hồi cấp 2 ,đầu cấp 3 tôi sơ tán về miền quê Hà bắc làm đủ việc nhà nông ,may quân trang cho bộ đội .Tôi là thanh niên sáng dạ ham làm nên ở HTX may luôn vượt định mức (Ngoài giờ lên lớp là đi làm )lúc rỗi ra đồng mò cua bắt ốc ,lên núi kiếm củi nên không ai nghĩ mình là dân ..Hà nội đâu.Đến kỳ thi đại học vì mải làm ,và chơi quá nên có học ôn đầy đủ đâu nên tý trượt (mặc dù cả 3 năm học cấp 3 tôi đều là cán sự toán của lớp)Đến giờ nghĩ lại mới thấy mình may mắn do trường Bách khoa hạ 0,5 điểm nên mình đỗ và quen các bạn chứ với lý lịch gia đình mình thì ..Vài lời chia sẻ cùng các bạn
Trả lờiXóaHộiK16ACTM
Cảm ơn Q đã "Đến hẹn lại lên". Quang ko sai nhưng có một số chỗ đúng như Q nói khi biên tập xong cần đưa mình xem lại đôi chút để đỡ phải đính chính thế này:
Trả lờiXóa- Q ko để ý ở đoạn trước anh mình là Liệt sĩ hi sinh 22/8/1968
- Thơ của NB Khiêm: "Thớt có tanh tao ruồi đậu đến, Gang không mật mỡ kiến bò chi"... Sách cổ chép thế, Tr tin rằng ko nhớ nhầm.
- Hà nam lúc ấy thuộc tỉnh Nam Hà đấy Q ạ.
Mình lên mạng lúc 16h40 mà đã nhận được tin từ bạn 16h24 rồi. Chắc là "Cường tẩm" - đang đi làm nên chưa viết được chứ nếu rỗi cứ "Nhớ lại và suy nghĩ" sau đó nhờ Q biên tập lại có khi lại thành nhà văn chứ chả chơi! Ngoài ra có chỗ mà vui đùa vá "Cỡi nhau" nữa chứ Chào TĐQT!
Chào bạn Trường .Tôi là Cường có biệt danh bạn đã phong đó .Kể từ lúc "chém gió "tại tư dinh của bạn vậy bây giờ bạn đã làm được các điều bạn nói .Tôi rất khâm phục bạn ở chỗ đã nói là làm và làm được .Tôi vốn là dân kỹ thuật chỉ giỏi nói và làm thì dở ẹt đụng đâu hỏng đó .Nhớ lại hồi đi học mang tiếng là Kỹ sư CTM vậy mà đến cái xe đạp của mình khi hỏng cần lau dầu bi mà khi lắp lại lắp ngược côn ,còn nhiều việc buồn cười lắm cơ và có lẽ vì tôi quen sống như nông dân nên chỉ giỏi nghề nông chứ anh cơ khi "then chốt" thời đó gỉ hết rồi đâu có làm được .Tôi may có bạn Đại gà tốt bụng giúp cho khoản vẽ các bản vẽ nên thoát nhiều môn .Bạn Q lúc đó không phải bạn tốt của tôi đâu vì toàn rủ tôi chốn học đi chơi mà lắm lúc còn dấu dép để tôi phải đi đất về nhà .Tôi nhờ có sự nghiêm khắc của anh Nhi ,tấm gương học chăm chỉ của bạn Trung ,bạn Trí nên mới tu tỉnh bớt bỏ học và tốt nghiệp được chứ cứ theo Tiến con thì.. Ra trường tôi may mắn được về Viện của Bộ ở Hà nội nên có lẽ phát huy được "chuyên môn "nói phét của mình .Khi đó nghành cơ khí và là Kỹ sư được coi trọng lắm đâu có như anh kinh tế,ngoại ngữ .Chỉ có người giỏi mới thi vào ngành đó còn lại là vào kinh tế ,sư phạm ..khi đó về cơ khí có việc gì tôi đều nghe theo tư vấn của bạn Đại gà ,Dung ,Trí ,Ninh,Đạt dê vì khi đó các bạn này thực sự "sống" với nghề .Các việc khác tôi hay tâm sự với Q,và nhất là Tiến con hợp với mình (tôi lợi dụng bạn đó thôi vì khi đó ai đã có xe máy?)Đúng là giờ mình chưa được là "tỷ phú thời gian " nên chưa nghĩ đến việc "Nhớ lại và suy nghĩ" Khi nào đó biết đâu mình có hồi ký gửi tặng các bạn đọc chơi đấy
Trả lờiXóaNguyễn duy Cường 16A CTM ĐHBH
Mới "nói khích" một tí mà đã lòi ra rồi.Hi! Hi! Người Hà Lội gì mà viết lắm lỗi chính tả khiếp! Chào TĐQT
Trả lờiXóaChào bạn :Chào TĐQT .Tôi không biết tên bạn nên không thể"chém gió" với bạn nhiều điều .Tuy nhiên chắc chắn bạn hiểu nhiều và biết nhiều về ...mọi thứ nên mới có cách chào như lãnh tụ vậy .Với bạn bè tôi nghĩ chẳng ai lại như vậy.Vì bạn đã đưa hồi ký một thời của mình nên mạng nên tôi có tý đóng góp vậy thôi .Nhiều bạn của hội ta mang tiếng là Kỹ sư nhưng có lẽ chẳng dùng gì đến chuyên môn đó đâu và lại giỏi các ..chuyên môn khác .Cho nên bạn nói người Hà Lội gì viết lắm chính tả thế đúng quá .May mà nó còn được bạn Q cho cái điện thoại di động nên biết dùng chứ không thì ..ai gọi được nó
Trả lờiXóaHội K16 CTM
"Cỡi nhau" thì phải có kẻ thắng người thua cũng như các môn thể dục TT: Quần vợt, đá bóng... Không chào TĐQT thì không vui đâu...
Trả lờiXóacái thằng chào TĐQTlại thích kẻ thắng người thua à Thời đại này mà tư duy như vậy à?Bây giờ mọi quan hệ sử lý không có như vậy đâu mà là Thắng -thắng và đối với bạn bè càng phải bình đẳng chứ đâu theo tôi biết thằng này hồi học đại học cố lắm mới được làm ..tổ trưởng đâu được 3 tháng mà đến giờ gặp bạn bè đã công nhận đâu Không hiểu thằng này ham chơi thể thao môn gì mà lấy quần vợt ,bóng đá ra ví dụ .Tôi có thể khẳng định nó chả biết gì về các môn đó đâu .Đúng là thể thao có kẻ thắng người thua nhưng không cay cú và có thua cũng là ..thua đẹp và suy đến cùng mọi người tham gia đều thắng (mỗi người tham gia đều với mục đích khác nhau )chứ đâu như bạn cố mãi thời đại học không được ..giừ thích học cách chào hỏi của ..đầy tớ nhân dân
Trả lờiXóaVui là chính
BĐT, ông bị bệnh đái rắt hay sao mà mỗi lần són ra được 1 tí để đọc. Cậu nào đặt cho ông cái tên Bò Đ... Tốt chả đúng tí nào.
Trả lờiXóaXin thưa răng thằng Q nó ĐR đấy vì nó bảo "Muốn nhanh thì phải từ từ". Bình tĩnh đi! Ngày học BK bọn mình chả xem bộ phim: "Hãy đợi đấy" là gì!! Hi Hi Thế mới hay chứ! Bạn là nam hay sao mà cứ thích vội khám phá cái mới thế! Chào TĐQT!
Trả lờiXóaBĐT tái bản hồi ký của mình à ?Có Ai trong Hội ta làm được như bạn? Cảm phục .Mình văn dốt nên chỉ "chém gió" giỏi thôi(may mà còn có dịp gặp nhau để ..nói)
Trả lờiXóaThời nay văn hóa đọc tạm lui cho văn hóa nghe nhìn .Toàn là thấy ảnh các bạn đi "ăn ,chơi "các nơi trên phaybuc Đúng là tốt đẹp phô ra còn xấu xa phải che lại chứ
Trả lờiXóaHi!Hi!Hi!