III
Liên quan ái tình
Sang
đầu năm học thứ hai, tôi được chuyển sang học ở lớp
A, và được xếp vào tổ 3. Tôi, Vũ Đình Lạng (quê ở Thái Bình), Cao Văn Lợi (ngõ Hai Bà Trưng – TP Nam Định) ở trọ cùng một nhà.
Do có dị tật từ nhỏ ở
chân nên
Lạng đi cà nhắc, lúc bình thường rất hiền lành nhưng khi tranh luận
việc gì Lạng cũng sẵn sàng “chiến đấu” đến cùng. Chủ nhà
chúng tôi trọ tên là Dưỡng, làm nghề thợ mộc, khoảng 45 tuổi. Hai bác hiếm muộn chỉ có một cô con gái mới 6 tuổi. Sinh viên nhà quê như tôi với Lạng sẵn lòng giúp
những việc đồng áng và nhiều việc vặt trong gia đình nên được các bác yêu quý, thường đến bữa ăn cho thêm chúng tôi bát rau hoặc
mấy củ khoai tây.
Lớp học là nhà dân. Thời gian dành cho học tập của tôi rất ít trong khi đó tôi
có thể ngủ suốt ngày. Bác chủ nhà và các bạn cùng lớp thấy vậy lại cho là tôi mắc chứng bệnh… ngủ. Tuy nhiên, lúc tỉnh dậy tôi thường đọc qua bài học rồi tư duy một lát là nắm ngay được nội dung cơ
bảncủa bài học.
Trong
thời gian này, tôi chơi thân với các bạn Nguyễn Cát Lâm, Đỗ Hoàng Duyên và Lê
Hoàng Anh. Bạn
Lâm và bạn Duyên yêu nhau, nhưng do quy chế
của nhà
trường cấm sinh viên những năm đầu yêu
nhau và các
bạn này không chấp hành vì vậy bị lãnh
đạo khoa bắt làm kiểm điểm và quyết
định hình thức kỷ luật từ lớp K16 xuống lớp K18. Trong vụ việc ái tình này, bạn Hoàng Anh cũng bị kỷ luật. Bạn Hoàng Anh không yêu nhau nhưng
lại đứng ra bênh vực các bạn Lâm và Duyên. Chỉ vậy thôi mà cán bộ lớp và cán bộ
khoa quyết định kỷ luật Hoàng Anh xuống K17. Đúng là một thời mông muội, ấu
trĩ… Cũng
năm ấy, Cát Lâm và Hoàng Duyên đã phải cắt đứt quan hệ với nhau.
Tuổi
thanh niên thời buổi ấy cũng nhiều mơ mộng nhất là trong điều kiện xa gia đình,
thiếu thốn tình cảm yêu thương. Thực ra, tôi cũng có mơ tưởng đến… một người
bạn gái cùng lớp. Trong một lần, bạn Đặng Phan Liên Minh tổ 2 đi từ văn phòng khoa trên
chợ Bầu về có mang cho tôi lá thư của gia đình. Vốn biết Liên Minh học giỏi nên tôi vẫn thầm cảm phục và yêu mến. Khi đưa tay ra nhận
lá thư, không hiểu sao tôi run thế. Như con tim bị trúng mũi tên… Lạ thật.
Mấy
ngày sau, tôi bị kiết lỵ nặng, khỏi rồi lại tái phát tới hai lần. Tôi phải ăn kiêng và
uống nhiều thứ thuốc mới khỏi hẳn. Vì thế sức khỏe của tôi cũng suy sụp. Lúc
này bắt đầu mùa thi học kì một đã đến. Tôi đã phải cật lực lao vào học ôn trong gần 4 tuần với 5 môn thi. Và may mắn, tôi đã vượt qua kỳ thi một cách hoàn hảo. Được nghỉ học kỳ mấy ngày, tôi vớ được cuốn tiểu thuyết Không gia đình của Hecto Malo đọc ngấu nghiến. Câu chuyện cuộc đời của cậu bé Rémi rất hấp dẫn và
cảm động. Tôi còn nhận thức được tính nhân văn, tính
giáo dục của câu chuyện là rất lớn. Và cũng do quá nhậy cảm với hoàn cảnh nên có lần bạn
Duyên đang đọc truyện thì vô tình hỏi: “Không gia đình à!” làm tôi thoáng tủi thân, nhưng cũng từ đó tạo cho tôi
sức mạnh vượt qua những khó khăn gặp phải trong suốt cuộc đời.
Cuộc sống thanh bình ven dòng sông Cầu nước trong, xanh thơ mộng diễn ra cũng chẳng được bao lâu. Những ngày này,
chúng tôi thường rủ nhau ra bãi sông tắm giặt mặc dù trong nhà cũng có cái
giếng khơi. Sức trẻ cùng với khả năng chịu đựng khó khăn, gian khổ trong
cuộc sống nên những hôm có gió mùa đông bắc, chúng tôi vẫn tắm sông. Chỉ thấy hơi lạnh lúc ban
đầu một tý, còn sau đó cảm thấy rất sảng khoái. Tắm xong, thong thả dạo bước trên đê và thưởng thức món bánh đúc chan riêu cua với giá 2 hào
một bát của một bà mắt toét nhoèn
là thấy mãn nguyện lắm.
Cuối tháng 12
năm 1972, máy bay Mỹ tập kích vào Hà Nội, Hải Phòng bằng B52. Nhiều đêm chúng tôi đứng trên đê sông Cầu
nhìn về Hà Nội khói lửa ngập tràn, bầu trời
nhằng nhịt những vệt đạn, tên lửa của cả ta và địch kèm theo từng
đợt bom rung chuyển lòng đất dưới chân. Xác định mục tiêu gần nhất
cũng là ga Đông Anh hoặc sân bay Nội Bài cách chúng tôi khoảng 10 km nên chúng tôi cứ đứng xem bình
thường. Trong trận quyết chiến chiến lược này, quân và dân ta đã bắn rơi nhiều máy bay hiện
đại và cả siêu pháo đài bay B52 của Mỹ và
buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với ta.
Trong
những ngày này, chúng tôi vẫn duy trì học tập cho đến cuối
tháng 1 năm1973 thì được về nghỉ Tết. Trên đường đi bộ
gần về đến Hà Nội, tôi gặp Lê Đức Đảo – bí
thư đoàn lớp 10 và đang học ở khoa động lực, cùng khóa với tôi. Nhờ Đảo đèo trên
cái xe Thống Nhất mà tôi đã nhanh chóng về tới Hà Nội tuy mệt mỏi nhưng sung
sướng vô cùng. Dọc đường đi qua Yên Viên, những hố bom chưa lấp, những
ngôi nhà đổ ngổn ngang vẫn còn hiện ra ở khắp mọi nơi. Đêm hôm ấy không rõ tôi ngủ ở đâu. Chỉ nhớ là sáng hôm sau, khi mà đài báo đưa tin
Hiệp định Pari đã được ký kết, tôi đi tới nhà những người quen ở Hà Nội. Nhưng
thật không may cho tôi, chả gặp được một ai. Khi tôi tới gần cầu Am, Hà Đông,
gần nhà chú thím tôi lúc gần 10 giờ sáng thì phát hiện thấy một dãy nhà bốc
cháy. Tôi vội hô hoán: Cháy! Cháy!… và lao vào vớ ngay cái bình
tưới rau múc nước dội vào đám cháy. Nghe tiếng hô và thấy khói lửa bốc lên, nhiều người xung quanh cũng xông vào cứu hỏa.
Khoảng một giờ thì đám cháy được khống chế. Xong
xuôi, tôi quay về nhà chú thím. Nhìn
bộ quần áo đen nhẻm khói bụi, mặt mũi còn
nhiều vệt than ngang dọc, chú thím ân cần
hỏi han, trìu
mến và cảm phục hành động của tôi. Sau này, Xí nghiệp giấy Thăng Long (thị xã Hà Đông) đã
gửi thư về
trường Bách Khoa biểu dương khen ngợi
hành động dũng cảm của tôi. Chính vì “thành tích đột xuất” này mà thày Đỗ Văn Bảo - Phó Chủ
nhiệm Khoa, phụ trách tổ chức đã
biểu dương và
nâng điểm hạnh kiểm của tôi từ 4
lên 5. Được biết việc này, tôi cũng ngạc nhiên không hiểu vì sao trước đấy ai đã cho mình – một học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn hạnh kiểm 4 hay là do tôi có liên quan đến
vụ án ái tình Hoàng Duyên – Cát Lâm chăng???
Lại
kể tiếp câu chuyện: ngay buổi trưa và chiều hôm ấy tôi được chú thím “thưởng” cho hai
bữa cơm no. Sau khi nhận bọc quà tết to nặng mà chú thím gửi biếu các bác ở quê, tôi đi tàu điện về ga Hà Nội… và đi tầu về Nam Định. Xuống ga đã là hai giờ sáng, trời
mưa phùn và rét buốt. Tôi còng
lưng vác
khối hành lý cồng kềnh đi bộ đến nhà cô tôi. Gọi mãi không ai mở cửa, tôi nghĩ cô tôi vẫn còn
sơ tán, chưa về nên lại tiếp tục đi bộ vào làng Vạn Khoảnh, gần chợ Viềng cách đó chừng 7 km. Trên đường đi, tôi đã gặp những người nông dân thồ rau, củ, quả, nông sản
đi bán. Và khi đến nơi tôi mới biết là cô tôi
đã về Nam Định từ hôm trước rồi! Bà Vãng chủ nhà và cô con gái ân cần bố trí chỗ ngủ cho tôi. 7 giờ sáng hôm sau họ đánh thức tôi dậy, cho tôi ăn cơm xong, cô con gái lấy xe đạp chở
tôi và còn bắt tôi ngồi sau kéo theo một cây
sào dài chừng 4 m mà cô tôi bỏ quên. Mọi người
thấy vậy có bảo: lai thế nguy hiểm lắm! Thế nhưng tôi
vẫn mang về đến nhà cho cô tôi. Sau đó, chú tôi mới đèo cho tôi bọc hành lý về cho tôi. Nhớ lại, tôi mới nhận ra: Đây là một trong
những ngày đêm cực nhọc nhất trong đời tôi.
Ăn tết xong, tôi
đi ca nô lên Nam Định, đáp tàu hỏa đi Hà Nội. Từ đây, người cháu họ đèo tôi lên nơi sơ tán trên Hiệp Hòa.
Đến nơi thì đúng lúc có một sinh viên tên
là Bồi, cùng khoa Chế tạo máy, nhưng học lớp K15 đi bộ từ ga Trung Giã về đến bến đò ngang qua sông Cầu lúc đêm, gọi đò không được đã liều lĩnh bơi qua sông và chết đuối, do trời rét quá. Vụ
này làm
náo động toàn trường.
Nhân dân ở Hiệp Hòa gói bánh chưng theo kiểu
của miền Nam (bánh tét) với số lượng lớn, chúng tôi được bà con mời
thưởng thức nhiều loại bánh này.
Khoảng một tuần sau thì chúng tôi được lệnh
rời nơi sơ tán về Hà Nội. Tôi và Vũ Đình
Lạng chia tay bác chủ nhà với nhiều tình cảm chân thành, lưu luyến. Dòng
sông Cầu nước trong xanh, lượn vòng,
xoắn xuýt quanh mái chèo của bác lái đò chở ba người khách cùng chúng tôi sang
đất Yên Phong. Đong đưa, kẽo kẹt trên chiếc xe đạp Thống Nhất của Lạng, hai đứa trở về trường.
Tiếp tục năm
học và ở
dãy nhà một tầng lợp phibro, nhưng lần này chúng tôi đã cẩn thận đề phòng trộm cắp
hơn. Tôi
ngủ cùng gường với Nguyễn Ích Thông, tôi
tầng dưới, Thông tầng trên. Nằm
cạnh tôi, cùng
tầng dưới là anh Đào Văn Thái. Khoảng giữa hai chúng tôi là chiếc
bàn chân sắt có mặt bằng đá granito. Tôi vẫn mắc cái bệnh học ít, ngủ nhiều. Anh
Thái thấy tôi giải nhanh những bài tập toán thì tỏ ra rất ngạc
nhiên vì anh không biết rằng đó là những bài toán trong
mục Tìm hiểu toán học hiện đại in
trong báo “Toán học tuổi trẻ” do
các nhà toán học: Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng
Chúng, Hoàng Tụy, Ngô Thúc Lanh, Hoàng Xuân Sính, Lê Hải Châu… soạn mà tôi đã đọc từ hồi còn học phổ thông.
Cuối
tháng 4 năm 1973, đợt thi học kì diễn ra theo đúng chương
trình. Trong môn thi đầu tiên là Vật
lí đại cương có ba thày
hỏi thi thì bàn thày Hoàng Cung Măng ít người dám lên. Các bạn kín đáo nháy nhau: Thày Hoàng Cung Măng hỏi khó và hay cho
điểm thấp. Sau khi bốc đề, tôi giải xong một cách ngon lành, tự tin, tôi xông lên chỗ thày Măng… Động tác đầu tiên là
thày dùng bút gạch chéo toàn bộ bài làm của tôi. Thày nói: “Cậu làm sai hết
rồi”. Tôi cự lại: “Thưa thày, em làm đúng ạ”.
Thày
điềm tĩnh nói: “Em trình bày đi”.
Tôi trình
bày toàn bộ
bài giải. Sau một hồi vặn vẹo, thày Măng nói: “Em nắm được bài nhưng lần sau em đừng tự
tin vào mình như thế nhé” và thày cho tôi điểm 4. Lúc
ra khỏi lớp thấy thày trò ngồi lâu, nhiều bạn mừng vì đỡ cho nhiều người không
phải gặp thày Măng. Khi nhìn vào sổ điểm của tôi, nhiều bạn tỏ ra nể phục.
Môn thi tiếp theo là môn Cơ học lí thuyết. Sau khi rút đề thi, tôi chỉ làm bài xong trong 5 phút, nhưng rút kinh nghiệm ở môn thi
Vật lí đại cương và sợ
thày giáo cho mình chủ quan nên tôi
gục mặt xuống bàn. Thày giáo coi thi (mặt thày bị rỗ chút ít, chân thày đi cà
nhắc – chắc thày bị đậu mùa nhưng qua khỏi) đến chỗ tôi. Thày lay tôi dậy và
hỏi:
- Em làm sao đấy?
- Thưa thày, em hơi mệt!
- Đã làm bài chưa?
- Em làm xong rồi!
- Lên tôi hỏi bài!
“Được lời
như cởi tấm lòng”, tôi trả lời lưu loát các câu hỏi của thày nhưng lúc nhìn vào sổ là điểm 4.
Hôm sau chắc chắn có sự trao đổi giữa các thày với nhau và biết sức học của
tôi, thày Phương trực tiếp dạy môn Cơ học
lí thuyết đã lấy sổ điểm của tôi, chữa lại và kí cho tôi
điểm 5.
Thi xong các môn thì đến một môn kiểm tra (môn thi
tính là 1, môn kiểm tra tính 1/2), tôi ra tự học ngoài công viên Thống Nhất. Đọc vở, nhẩm bài, xem câu cá – đến lúc ấy tôi mới
biết có loại lưỡi câu chùm: có nhiều lưỡi, lưỡi câu móc vào phía ngoài con cá
khác với loại câu truyền thống từ còn nhỏ: có một lưỡi, mắc từ bên trong miệng
cá ra ngoài. Hoàng hôn sắp buông cũng là lúc tôi phải về ăn cơm, đến phòng mới
hay Bố tới thăm từ chiều. Chắc là chờ lâu, Bố hỏi chuyện anh em trong lớp biết
kết quả học hành của tôi thì Bố tôi rất
phấn khởi, hài lòng ra mặt…
Cũng
năm ấy, lần đầu tiên nhà trường tổ chức thi học sinh giỏi với
hai môn Toán và Nga văn. Tôi được xếp nằm trong đội tuyển của khoa nên được miễn thi hai môn trên. Đội tuyển của lớp gồm 5
người: Nguyễn Ích Thông (Nam Định), Đào Văn Thái (Hải
Dương), Đặng Phan Liên Minh (Hà Nội), Ngô Đình Đạt (Hà Nội) và Bùi Đình Trường
(Nam Định). Mỗi môn thi được phát phiếu
bồi dưỡng là một bát phở. Tôi đưa cho Nguyễn Cát Lâm một
phiếu. Kết quả đợt thi không cao nên toàn khoa
không có giải thưởng.
Kết
thúc kỳ thi được nghỉ mấy hôm, tôi và Vũ Đình Lạng mua gói quà, trong đó có mấy lạng đường theo
chế độ tem phiếu của học sinh đại học, lai nhau lên Hiệp Hòa thăm lại bác chủ nhà nơi sơ
tán. Hai bác rất cảm động và vui mừng. Hôm đó, do đạp xe
mệt và thời tiết đầu hè nóng bức, Lạng cao hứng ra giếng nước tắm nên bị cảm nặng. Tôi phải ở lại chờ cho Lạng hết sốt mới ra về.
Chương trình tiếp theo là thực tập tại xưởng cơ
khí của trường, thực tập xong chúng tôi được nghỉ hè ba tuần (lần đầu tiên học
đại học được nghỉ hè).
Nắng tháng 7 mà
ở quê tôi, bà con gọi là nắng sóc tây. Bầu trời trong xanh không một gợn
mây, từng đợt nắng lửa tạt vào mặt, đất trời
như một chảo rang người, thiêu đốt sự sống, tôi cùng mẹ đi dỡ khoai cho Hợp tác
xã. Đang thời chiến tranh ác liệt chuyển
sang cuộc sống trong hòa bình, dẫu cơm chưa
được no nhưng mọi người tươi vui lắm. Tối đến ở sân HTX trong ánh trăng vằng
vặc vẫn tiếng kẻng khi xưa gọi mọi người đến chia mấy củ khoai đào được buổi
chiều với tiếng cười nói của xã viên rộn
rã, giòn tan.
Bố
tôi kể với cả nhà về thành tích học tập của tôi. Cả nhà tôi phấn khởi. Còn tôi sau mấy buổi đào khoai mệt mỏi, thường ăn xong lại ngủ, ngủ dậy lại ăn. Tôi tăng khoảng
2 kg lên 52 kg, cao 1m74. Bố bảo
mẹ tôi: “Sang
năm con nó lên năm thứ 3 rồi đấy bà ạ”, ý là sẽ cho tôi tý tiền… Lần ấy tôi được thêm mười đồng ngoài tiêu chuẩn mỗi tháng
năm đồng. Đến trường tôi mua luôn quần áo chuẩn bị cho mùa đông, trong đó có chiếc áo khoác vải Liên Xô kiểu cách gần với áo khoác của bộ đội và một cái áo sợi.
(Kỳ tiếp theo: Chuyện học hành...)
Đầu đề nghe rùng rợn: "Liên quan ái tình" nghe "rùng rợn" quá! Mà sao chưa thấy gì Q ơi! Tớ cứ sợ Q nó dựng thêm chuyện để bọn "Cường tẩm" , "Tiến con"... lao vào "Chặt chém" đây, hóa ra cũng thường thôi. Chào TĐQT.
Trả lờiXóaVấn đề câu khách rất quan trọng, hãy chờ xem bọn chặt chém...
XóaHai bạn Q,BĐT thân mến .Đọc các nhận xét của các bạn tôi thấy các bạn thay đổi nhiều quá nhất là BĐT .Trong H/K toàn là "khoe" thành tích nào là SV giỏi được cử đi thi Toán khoa cùng mấy bạn nữa (có Đạt dê,Thông đầu bạc),nào là thi Cơ lý thuyết được 4,sau lên 5 điểm ,rồi làm lính cứu hỏa và hạnh kiểm cũng được sửa đổi từ 4 lên 5 (Điểm tối ưu khi đó).Chỉ khổ cho mấy đứa đầu óc chậm thông minh như có thằng để qua môn Cơ lý thuyết phải đứng trên ghế quay chóng mặt mới tìm ra và thoát môn đó.Về cưa gái bạn có cảm tình với Minh(cận)do học giỏi quá nên cận và dũng cảm cầm tay và run run chớ đâu bỗ bã như bây giờ .Đến các thằng nổi tiếng khi đó như TÙY,Cường được tuyển vào phi công(cả BK có 2 đứa) ăn tập cả tháng trời tại chùa Thầy và về học muộn mà vẫn qua được mà có thấy nó khoe đâu? Nhân chứng biết việc bạn BĐT khi đó là Cao văn Lợi biệt vô tăm tích dù bạn bè muốn gặp cũng không ra?Tôi biết nhiều đứa khi đó cưa gái thành thần chứ đâu dốt như Cát Lâm -Hoàng Duyên để bị lộ (Khoản này phải để Trí mụn,Ninh lùn kể mới hay)Còn về thời gian ở chợ Bầu ,liên quan 12 ngày đêm và cái chết của anh Bồi bọn Q,Đạigà ,Cưởng,Tiến nó hiểu rõ lắm và có đưa một tý lên mạng(Dịp 40 năm chiến thắng B52) Hồi đó thằng Đại gà sợ ma lắm đến phiên gác xác anh bồi lúc nửa đêm ở ven sông Cầu nó sợ quá ..tè cả ra quần nhưng vẫn phải đi(Chỉ bọn ngoại trú lên sớm nên được tin cậy giao việc)nếu có ai đó không tin cứ hỏi Tiến con là rõ.Bạn Bò đái tốt viết thế đố đứa nào "chặt chém "được đấy
Trả lờiXóaBạn ĐHBH
Đã nói rằng nhớ gì viết nấy! Khoe khoang thì giờ cũng chỉ là thằng dân quèn, thằng cán bộ chậm tiến mà thôi! À hôm qua Ích Thông gọi điện cho TR và đưa máy cho Cao Văn Lợi nói chuyện với mình đấy. Chào TĐQT!
Trả lờiXóaCái thằng BĐT giờ sao mất dũng khí thế ? Mới bị phê 1 tý mà đã co ..d lại rồi .Sao lại chỉ là dân quèn,CB chậm tiến mới dám khoe?Phải tự hào với thời đó chứ?Nào là trong khi bao đứa thi lại mình cũng qua được điểm cao đến ông bố cũng tự hào về con cơ mà?Không biết bạn còn giữ được thư khen của khoa hồi đó không để có thằng nào không tin còn có chứng cứ đưa ra ?Cao văn Lợi cùng tổ 3 với BDT thể nào cũng có ý nếu bạn nói sai?Tiến con đâu có công nhận BDT là cán bộ(tổ phó 3)nếu có người làm chứng đỡ cãi nhau?Thằng Lạng ở Thái Bình mà bao dịp gặp nhau có thấy nó xuất hiện đâu?Hồi BDT làm trong quân đội oai phong lẫy lừng đến Đại gà rủ Tiến con đến xin việc còn khiếp mà giờ..chỉ tinh vi với mấy em về hưu khi gặp mặt .Đến mấy việc cỏn con mà nhớ lại cũng sợ động chạm thì làm ăn gì (chào Bò đái tồi)chứ không phải tốt đâu
Trả lờiXóa"Khen tài" lắm. Thằng Lợi nó ở tổ 4 đấy tại sao lại xếp T,Lạng, Lợi ở một nhà vì chúng tớ đều ở lớp B (Lạng sau vẫn ở lại lớp B), thấy lớp A yếu quá chuyển sang để làm nòng cốt đấy! Chào TĐQT
Trả lờiXóaNày cái cậu Bờ Đờ Tờ nói cho mà biết nhé ,chăc phải đút lót ai mới được sang lớp A phải không?Đọc HK của cậu thấy cậu cũng "giỏi" về cả tình và tài đấy nhưng thật ra đến khi lam đồ án xong tớ mới biết cậu là Bờ Đờ Tờ.Còn đến bây giờ Tớ không cần đọc tiếp mà biết ngay cậu là thằng chỉ biết cậy có có tí chức lúc nào cũng quát lính(không biết có ă đút lót không)và tội chê vợ.Tớ đang vội sau nói tiêpChào
Trả lờiXóaXin thưa rằng nói vui mà sao giận thế! Chào TĐQF
Trả lờiXóaCậu gì ơi TDDQF là gì nhỉ ?
Trả lờiXóaMột thời để nhớ Rất vui khi đọc lại các câu truyện bạn Trường kể nhất là các bình luận sau đó mà hồi đó chỉ là nặc danh .Quãng 2 năm đầu đời sinh viên có nhiều kỷ niệm nhất gắn với chiến tranh phải sơ tán ăn học cùng nhau xa gia đình đến mọi miền đất từ Hà nội đi Phú Xuyên ,Hiệp Hòa ,Yên Thế ,khu Bốn ..rồi về Hà nội .Giờ bọn ta đã về hưu chỉ mong các bạn vào trang mạng này để biết Hội K16 -CTM ĐHBK tồn tại hơn 12 năm nay có các chia sẻ mà nói vui "ném đá" .Các hội viên thường xuyên khoảng 20 người chỉ mới bằng 1/3 quân số và trao đổi trên trang này chỉ dưới 10 là sao? Hay là giờ mình ngại chia sẻ cùng bạn bè vì ..bận (kiếm tiền ,bệnh tật ,phục vụ chồng ,con ,cháu...?)Tiêu chí Hội theo Quy chế và VLC
Trả lờiXóaMong được "ném đá"
Hội K16A CTM ĐHBK