Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Những ngày xanh (5)


IV
Chuyện học hành…


Những đợt nắng cuối cùng của tiết đại thử trôi mau, mùa thu vàng mát dịu đã đến. Khắp phố phường ngập tràn nắng ban ngày, nhạt nhòa mà không gay gắt. Gió heo may, những làn sương trôi nhè nhẹ, dịu mát vào đêm rồi từng cánh lá vàng rơi lả tả bị gió đuổi đi xào xạc trên đường. 



Tôi mang chiếc áo nhung màu xanh để lâu ngày trong va li ra phơi lên đường dây tải điện có bọc cao su vắt ngang trước cửa. Ai ngờ loanh quanh trong nhà chưa đầy 5 phút quay ra, chiếc áo đã không cánh mà bay… Thật đau đớn!

Cả lớp tôi lao vào học tập say sưa vì ai cũng nghĩ rằng: Chiến tranh đã qua, yên tâm mà dùi mài kinh sử. Trong năm học này tôi nhớ nhất hai sự kiện mà tôi được tham gia chứng kiến. Thầy Tạ Quang Bửu – Bộ Trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đến thăm và nói chuyện với học sinh ở sân trước nhà C1, thy bảo: “ít gặp sinh viên đeo huy hiệu đoàn”. Tiếp lời, thy Hiệu trưởng Phạm Đồng Điện yêu cầu chúng tôi phải luôn đeo huy hiệu đoàn cho đến hết khóa học.   

Các “đồng chí” Khiêu Xăm Phon (Thủ tướng), Iêng Xa Ri (Bộ trưởng Ngoại giao) cùng đoàn Căm Pu Chia Dân chủ thăm Việt Nam, sinh viên trường Đại học Bách khoa chào đón họ với nhiều biểu ngữ, hô các khẩu hiệu và những tràng vỗ tay nhiệt liệt.

Gần cuối học k một, lớp bầu Ban chấp hành chi đoàn gồm 5 người: Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Đình Trường, Dư Thị Dung, Đặng Phan Liên Minh, Ngô Đình Đạt. Tôi được phân công phụ trách học tập. Thực ra bầu cho có việc thôi chứ đội ngũ BCH đoàn hầu như không có tác dụng gì!

Công đoàn Khoa phát động phong trào Thi đua hai tốt “Dạy tốt, học tốt” – Lời dạy của Bác Hồ với ngành giáo dục. Thày Lê Đắc Phong – Bộ môn Chi tiết máy là Thư ký công đoàn Khoa (bây giờ gọi là Chủ tịch Công đoàn). Một buổi chiều, cả lớp đang tự học thì thày Phong đến. Không rõ mục đích, ý nghĩa chuyến viếng thăm lớp đột xuất của thày nên chúng tôi vẫn học bình thường. Cuối buổi thày gặp tôi hỏi về thời gian biểu trong một ngày của mình, tôi trả lời rành rọt. Khoảng hai tuần sau, Công đoàn Khoa Chế tạo máy họp. Tôi được mời tham dự và được biểu dương vì có thời gian học tập khoa học.

Nguyễn Ích Thông – người bạn cùng giường (tầng trên) với tôi học giỏi mà thuộc lòng rất nhiều bài thơ, bài văn, tiểu thuyết. Tôi biết Thông đã bắt đầu yêu đương. Thông có những ba người bạn gái cùng lúc. Đó là Thanh, Thái và Liên. Thanh, Thái chuẩn bị đi nước ngoài nên phải tập trung ở Hà Nội để học ngoại ngữ, chính trị... Mỗi khi Thanh, Thái chuẩn bị đến chơi, Thông ra sức thu dọn, quét tước nhà cửasắp xếp đồ đạc gọn gàng cho cả lớp nên những bạn luộm thuộm, bừa bãi cũng được nhờ. Thanh, Thái đi học ngành “nuôi dạy trẻ” ở Tasken – thủ đô của Udơbêkixtan, còn Liên học Đại học Nông nghiệp I. Thông yêu Thanh hơn cả, vì vậy trong những ngày xa cách, vốn thơ văn của Thông thường tuôn chảy ào ào trước lúc đi ngủ và cả nhng khi bình minh ló rạng. Có lúc cao hứng, Thông còn ngâm nga:

Thùy dương ơi chắc em còn nhớ,

Mỗi lần anh bực bội giận em.

Nghĩ trong bụng không thèm gặp nữa,

Ôi em cười giận dỗi lại quên.

Thỉnh thoảng, Vũ Đình Lạng rủ tôi tới thăm một người anh trai của Lạng ở sư đoàn 361 (gần Cống Mọc). Mỗi khi chúng tôi ra về, anh thường giúi cho mấy phong lương khô 701, 702 của Trung Quốc. Học sinh nghèo, thiếu thốn đủ mọi điều, được như vậy cũng như Thằng Bờm vui cười khi được nắm cơm. Cuộc sống đói rét, vất vả đã hằn lên trán tôi những nếp nhăn nheo, đuôi mắt có nhiều vết chân chim hơn các bạn cùng trang lứa. Hơn nữa, bộ dạng tôi lại lòng khòng - cao 1m74, mà nặng có gần 50 kg. Chả thế mà một người bạn của Phạm Quang Toán học ở khóa K15 mỗi lần đến chơi thường bảo tôi: “Trông như sinh viên tại chức” – Ý nói rằng tôi già trước tuổi.

Chúng tôi được chuyển lên ở tầng 2 nhà B5, 10 người một phòng, hai người một giường tầng. Cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt vì cao ráo, sạch sẽ hơn, an ninh hơn, ít bị quấy rầycũng dễ bảo nhau hơn.

Kỳ thi học k một kết thúc. Môn Cơ học lí thuyết tôi được điểm 5, các môn còn lại tôi đều đạt điểm 4, không có môn nào bị điểm 3 cả. Từ học k hai năm thứ ba trở đi, các môn học thường không khó như những năm đầu vì hầu hết là công nhận các công thức, các giả thuyết và học thuộc vì vậy tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tôi thường lên thư viện nhà trường đọc sách, tạp chí... Quyển truyện mà tôi nhớ nhất là tiểu thuyết Làm mẹ hai tập của nữ văn sĩ người Nga Cơlava. Tôi say sưa đọc và cảm nhận như đó là một cuốn hồi ký thì đúng hơn. Điều còn đọng lại không phải là cảm xúc mà chỉ đơn giản là kinh nghiệm nuôi con khỏe mạnh của bà. Đó là: Sáng nào tôi cũng tắm nước lạnh cho các con tôi. Vì vậy từ lúc đó cho đến khi học hết Bách khoa, tôi thường tắm nước lạnh vào buổi sáng, mùa hè cũng như mùa đông. Dù trời nóng hay lạnh tôi vẫn tắm bình thường và luôn luôn tắm nước lạnh cho đến hôm nay.

Nghỉ hè một tháng, tôi được dịp tĩnh dưỡng, lấy lại sức. Hè năm ấy hầu như tôi chẳng làm gì ngoài việc ăn và ngủ!



*  *  *



Bước vào năm thứ tư một thời gian ngắn thì đến k niệm Quốc khánh 2/9, chúng tôi được nghỉ 2 ngày. Nhiều bạn ở cùng nội trú đã về nhà, số ở lại như tôi là rất ít. Phạm Chí Thành trên cầu vai với quân hàm Thượng sĩ Hải quân tới thăm tôi. Thành rủ tôi đến chỗ người yêu của Thành đang công tác ở nhà máy Z179 dưới thị trấn Văn Điển nhưng hai thằng đến thì không gặp. Buổi tối hôm ấy, lâu lắm chúng tôi mới lại gác chân lên nhau ngủ chung một giường cá nhân trong ký túc xá của trường.

Sáng hôm sau khi tiễn Thành ra ga để về đơn vị, tôi đi bộ về trường. Đến ngã tư Tràng Thi và Quán S, tôi gặp Vũ Thanh Vân đang đi bộ về nhà bà ngoại. Chúng tôi đi bên nhau nói chuyện vui vẻ. Câu chuyện của chúng tôi còn kéo dài đến cả buổi tối hôm ấy, khi cùng hai mẹ con Vân dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm chào mừng Quốc khánh 2/9.

Một buổi chiều Bùi Đức Nùng đến nhờ tôi lên thư viện của Trường Bách khoa mượn cho mấy quyển sách để lấy tài liệu ôn thi chuẩn bị đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

Thời gian này tôi cũng hay qua lại nhà Hoàng Anh. Tôi còn nhớ nhà Hoàng Anh ở tầng 4, nhà B4, khu tập thể Kim Liên. Bố Hoàng Anh là Trung tá quân đội, công tác ở Bộ Tư lệnh Công binh, mẹ làm Giám đốc Xí nghiệp Đan len nên điều kiện kinh tế khá hơn những bạn khác. Nhiều lần Hoàng Anh rủ tôi đi xem phim ở rạp Mê Linh. Hoàng Anh có người em tên là Dũng đang học đại học mỏ địa chất. Mỗi lần gặp tôi, Dũng thường thuyết trình về các hiện tượng Nội sinh (như động đất, núi lửa làm trái đất méo mó) và Ngoại sinh (như mưa, bão làm giảm sự méo mó ấy đi).

Tôi bắt đầu chơi thân với Hoạt và Học. Hai bạn cùng quê ở Bắc Giang. Học thì thấp lùn còn tôi cao nghều đối nhau chan chát, thế mà chấp nhận được. Hai đứa thường cùng đi chơi với nhau, cùng thưởng thức mì nước (mì không có thịt – hay còn gọi là mì không người lái), cháo hoa... và xem chọi gà ở Công viên Thống Nhất. Học có nét giống tôi ở mấy năm học: cứ đến giờ học ngủ gà, ngủ gật…

Tết năm 1975, mẹ gọi anh tôi đến gói bánh chưng và cho tôi hai chiếc mang đi. Tôi mượn chị tôi chiếc xe đạp PEUGEOT nữ lên Nam Định chơi. Lúc quay về trời trở gió Đông Nam, thế nên tôi bị ngược gió. Quãng đường khoảng 30 km mà tôi phải cố gò lưng đạp hơn ba giờ đồng hồ mới về đến nhà. Tối hôm ấy, đội văn nghệ biểu diễn ở Đền (Đình) làng mà tôi không kịp đi xem. Em tôi làm việc ở Xí nghiệp Ươm tơ Sông Ninh cho tôi chiếc quần bảo hộ lao động nữ vải xanh chéo Nam Định có cửa quần ở bên hông (chứ không ở trước như quần đàn ông). Tôi cứ để nguyên thế mặc cho đến hết Đại học mà không ai biết. Đến ngày mồng 5 tết, chị tôi đưa ra bến xe ô tô Nam Định để tôi lên trường.

Những năm cuối ở trường Bách khoa, chúng tôi gần như đã quen với cách học Đại học. Hơn nữa, kiến thức chuyên môn không trừu tượng, khó hiểu như những năm học cơ bản và cơ sở. Số người đạt kết quả khá, giỏi đã chiếm đa số, kể cả các anh cán bộ, bộ đội đi học như anh Đào Văn Thái, Phạm Sinh Cơ, ... Các anh thường đạt kết quả khá, giỏi.

Cuối thu đầu đông năm 1974 bầu lại Ban Chấp hành Chi đoàn, tôi là người được phân công tham gia công tác tổ chức. Anh Bùi Tiến Dũng học K14, sau đi bộ đội, là thương binh về tiếp tục học cùng khóa với chúng tôi, được bầu làm Bí thư Chi đoàn. Sau này anh Dũng là Chủ tịch rồi Bí Thư Tỉnh y Thái Bình, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa X.

Thời gian này, sẵn máu “nghệ sĩ”, tôi thích thơ văn, rồi chuyển sang ca hát. Tôi còn nhớ bạn Ngô Đình Đạt ở tổ hai là người học khá giỏi đều các môn và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa hơn những bạn khác. Trong sinh hoạt lớp, bạn Đạt được cử làm quản ca. Đạt dạy lớp nhiều bài hát tập thể rất hay. Khi góp ý cho cách hát của tôi, Đạt thường nói nên để miệng “tròn vành” tức là phải điều tiết hơi khi hát sao cho rõ lời bài hát. Do thói quen từ bé, vả lại tôi cũng không có ý luyện tập để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nên mặc dù thích hát nhưng cho đến tận bây giờ khi hát vành môi tôi vẫn loe ra, tiếng hát nghe thô mộc…

Tôi nhớ năm ấy, khi chuẩn bị cho lớp tham gia Hội diễn văn nghệ của Khoa, bạn Đạt dạy bài Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi; thày Đinh Công Mễ dạy Bài ca bên cánh võng của Nguyên Nhung. Nguyễn Tuyết Minh và Ngô Đình Đạt song ca bài Rặng trâm bầu của Thái Cơ, Từ một ngã tư đường phố của Phạm Tuyên. Năm đó, lớp chúng ta được giải thưởng gì, tôi cũng không còn nhớ.

Đầu tháng Giêng năm 1975, bộ đội bắt đầu đánh chiếm Phước Long, rồi tiến tới mở Chiến dịch Tây Nguyên, … cho đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn ngày 30 tháng Tư. Tối hôm ấy và ngày 1/5, Hà Nội rực rỡ cờ hoa. Nhà nước quyết định ăn mừng chiến thắng vào hai ngày thứ Năm và thứ Sáu (ngày 15 và 16/5). Chúng tôi còn tham gia đưa khẩu hiệu rất lớn mang dòng chữ: “Tổ quốc Việt Nam anh hùng muôn năm” có đèn xanh đỏ đặt trên nóc nhà C1 song song với đường Đại Cồ Việt và hướng ra phía Công viên Thống Nhất. Tối 15/5, nhà trường tập trung sinh viên diễu hành khắp thành phố, vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu chào mừng đất nước thống nhất. Tôi và anh Nguyễn Văn Hiệp đi đến bờ hồ Hoàn Kiếm thì nháy nhau chuồn về.

Thi xong học k hai, chúng tôi bắt đầu thực tập tại xưởng C8, vị trí ấy bây giờ là Bộ môn ma sát, do Nghệ, học lớp K15 làm tổ trưởng. Kết thúc đợt thực tập, nhà trường cử học sinh đi coi thi Đại học ở Thanh Hóa, cả lớp chỉ có một mình tôi không đi vì được phân công hỗ trợ cho một anh ở K14 làm đồ án tốt nghiệp và tiếp tục làm việc ở xưởng.

 (Kỳ tiếp theo: Cần câu cơm)

4 nhận xét:

  1. Tôi không ngờ BĐT văn lại hay đến thế (Khi về hưu con người ta thường bộc lộ hết chuyên môn của mỉnh).Bạn là tấm gương học tập và phấn đấu thời sinh viên K16 CTM khi đó được vào BCHCD cùng LMinh ,Dung,Đạt,với bí thư đoàn Hiệp và được phụ trách học tập (học giỏi,bạn yêu..)Hèn nào giờ khi nói về BĐT mấy thằng chậm tiến ghen ghét nó đố kỵ bạn quá bọn nó không công nhận bạn đã qua lãnh đạo (dù là chức nhỏ hay to),nó chỉ biết học chăm có Trung,Tùy,Trí và giỏi cỡ Thái điếc mới nhớ (Nhi lớp trưởng,Đảng viên chỉ hô hào chung chung chẳng được tích sự gì)Qua HK tôi mới biết tình bạn của bạn với Thông và mới biết thủa đó Thông lại giỏi văn thơ đến vậy (Không biết giờ Thông nó còn viết thơ ,văn ?Chắc là không chứ nếu có lại được đoc )Bây giờ tôi mới hiểu tại sao bạn lại thích kiểu chào của lãnh tụ ?Bạn ra trường mà phát huy sớm chuyên môn văn thơ tôi cam đoan khi về hưucỡ ..Bộ trưởng
    Chào TĐQT

    Trả lờiXóa
  2. Lại có nhân vật nào (lấy bản quyền) có cách chào TĐQT .Hay tác giả thích tạo scanda để nổi tiếng ?Hay các bạn Hội K16A CTM khong quan tam đến H/K của BĐT nên không có nhận định gì? Ích Thông người bạn cùng giường với mối tình lãng mạn mà không lên tiếng thì ai dám !Đình Đạt,TMinh ,LMinh,Dư Dung được nhắc đến nhưng có biết vào mạng đọc đâu mà phát biểu còn như Thái điếc ,Trương văn Nhi,Trí cỡ lãnh đạo lớp khi đó thì phải đơi nhận sách in đem biếu mới có đề tựa.Tôi đã đọc không thấy có tên mình và nói thật khi đó nào có biết BĐT là ai đâu .Tôi thích cách làm dáng của Ninh,TRí đi đâu cũng soi mặt vào lu nước vuốt vuốt tóc nên rất được các em để ý.Thích cách chốn học củaQ tẩm ,ăn chơi như hai Tiến còn các bạn nữ thì có lẽ vào BK vất vả quá nên ít để ý sắc đẹp đâu có như gái trường khác (May không có đôi nào thành chớ chưa yêu đã bị lộ)Hôm rồi nhân dịp bạn Dũng SG ra chữa bệnh(Hiện đã khỏe sau khi thay khớp đùi)bạn bè có gặp nhau trong đó có BĐT cũng có nhắc đến cái cầm tay LMinh (ôi sao xuyến thế)chứ đâu có xô bồ láo lếu như giờ .Đại gà dù bận công tác mới vẫn đến được . Anh Cơ có lời mời tất cả anh em về tư dinh mới của anh tại Hải dương chơi nhưng có lẽ đợi Q về bàn chứ hiện tại ai cũng.. bận.Đợi đọc' cần câu cơm" hay húp cháo?
    Hội K16 CTM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trường đã làm đươc một việc rất có ý nghĩa

      Xóa