1. Vịnh Hạ
Long
Năm 1994, Vịnh
Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần thứ
nhất. Tiếp đó, năm 2000, nơi đây lại được công nhận là di sản địa chất thế
giới.
Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp
xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông
Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm
Phả, thành phố Hải Phòng
và một phần của huyện đảo Vân Đồn.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn
có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu
và văn hóa
với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới
hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là
đảo đá vôi,
trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.
Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với
những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua
trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng
ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường,
khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái
biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái, 14 loài thực vật đặc hữu
và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực
vật quần cư tại Vịnh.
Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự
hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo
lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối
nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công
Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong
7.000-5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày
nay khoảng từ 3.500-5.000 năm. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước
của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử,
cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những
địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy,
v.v… Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều
kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch,
nghiên cứu khoa học, nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với
khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt
Nam nói chung.
2. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng
Năm 2003, Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế
giới.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là
một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành
phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về
phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn
thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan,
Lào
về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới
của hai quốc gia.
Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực
núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam,
khu vực lãnh thổ Lào
tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha.
Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400
ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới
với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn
quốc gia này là các kiến tạo đá vôi,
300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm
trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế
giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các
nhà thám hiểm
hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực
Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm
thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh
đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn
nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak,
Malaysia,
lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm
cũng tìm thấy nhiều hang động khác.
Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.
Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng cũng từng được đề cử UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học ngày 29/6/2011.
3. Quần thể di tích Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế là di sản văn hóa thế giới của Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế. Trong đó, cụm di tích trong kinh thành Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành. Các di tích ngoài kinh thành bao gồm hệ thống lăng tẩm và các di tích khác.
(Còn nữa)
Đọc bài viết này thấy đất nước mình có nhiều di sản thiên nhiên thật và thế giới công nhận là đúng thôi . Tuy nhiên là người đã từng biết và ở tại 2 di sản thiên nhiên trên từ 25 năm về trước nay có dịp trở lại với nó quả thật thấy để duy trì ,phát huy cho xứng với tiêu trí mà UNESCO đã công nhận còn nhiều việc phải làm ."Bao giờ cho đến tháng 10" để cho con ,cháu chúng ta thật sự thấy đúng là "rừng vàng ,biển bạc" ra biển phải được tắm biển ,biển phải có cá ,tôm . Rừng phải có cây cối ,chim thú .v v và con người tại đó sống được cùng thiên nhiên
Trả lờiXóaTôi rất muốn cùng các bạn trở lại rừng Yên Thế xưa sống lại ký ức của một thời liệu có được không ?
Hội viên k16 ctm
Tại sao bạn không hỏi chính mình ? Trở lại Yên Thế có gì khó đâu, nhưng vấn đề là bạn có xác định cụ thể vị trí và con người (có em nào trước đây chót ... dại) mới là quan trọng, bạn ạ.
Xóa