Mẹ
vợ là một nhân tố không thể thiếu và không thể không đề phòng trong hôn nhân.
Nhiều cặp vợ chồng đã tan vỡ, hoặc hạnh phúc vì mẹ vợ. Ở mỗi quốc gia, mẹ vợ
lại có một biệt danh và nỗi sợ hãi khác nhau.
Xin
thống kê để các ông chồng tham khảo:
Mỹ: Dân Mỹ gọi mẹ vợ là “luật sư”. Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mẹ vợ
cũng tìm ra lý lẽ bênh vực cho con gái mình. Luật sư này cũng tính tiền công
nhưng luôn luôn do con rể trả.
Tại
sao các tổng thống Mỹ phần lớn đều tốt nghiệp trường luật? Tại vì họ muốn đấu
tranh với mẹ vợ trước khi đấu tranh cho xã hội.
Pháp: Gọi mẹ vợ là quan tòa. Tất cả những phán quyết của quan tòa luôn
luôn cần chấp hành, nhưng quan tòa có thể hối lộ được, đấy là chân lý đàn ông
Pháp thuộc lòng.
Anh: Dân Anh gọi mẹ vợ là “nữ bá tước” - danh hiệu có từ lâu đời, đáng kính
nhưng không nhất thiết phải hỏi ý kiến trong nhiều vấn đề. “Nữ bá tước” có giá
trị biểu tượng nhiều hơn giá trị thực, nhưng chớ quá coi thường. Các mẹ vợ Anh
bằng lòng với danh hiệu này, bởi đối tượng của họ là bố vợ chứ không phải con
rể.
Đức: Dân Đức gọi mẹ vợ là “sếp”. Sếp là nhân vật cấp trên bổ xuống đầu ta chứ
chả cần hỏi ý kiến ta. Sếp có thể bất công, sếp có thể vui vẻ và sếp có thể
công bằng nhưng không sếp nào muốn mất chức và không sếp nào muốn nhân viên lên
làm sếp.
Trung Quốc: Dân Trung Quốc gọi mẹ vợ là “ma ma tổng quản”
ý nói đây là một bà già thiên về quản lý chứ không thiên về văn hóa văn nghệ.
Bà ấy rất khó khăn trong ngân sách, trong nội quy, trong giờ giấc nhưng lại
thiếu hiểu biết về tâm hồn. Đáng sợ là các “ma ma tổng quản” đã ly dị chồng vì
khi đó họ sẽ dồn sức cho công việc và khó tính hơn.
Ý: Dân Ý gọi mẹ vợ là “cảnh sát”. Chả ai thấy cảnh sát khi thường, nhưng có
sự cố xảy ra họ tới rất nhanh và thường rút súng đầu tiên. Nhưng cảnh sát không
bao giờ bắt được hết tội phạm và việc cảnh sát thỉnh thoảng liên kết với tội
phạm cũng xảy ra.
Tuy
nhiên, cảnh sát tới bao giờ cũng hú còi, còn mẹ vợ có thể tới trong im lặng.
Tây Ban Nha: Người dân Tây Ban Nha
gọi mẹ vợ là “thám tử”. Thám tử hoạt động âm thầm, không ra mặt điều tra công
khai. Thám tử không phải lúc nào cũng dùng những nghiệp vụ hợp pháp. Nhưng thám
tử cũng có thể dùng tới bạo lực.
Đan Mạch: Dân Đan Mạch gọi mẹ vợ là “lính gác”. Lính gác luôn
có hai chức năng: khám xét người bên ngoài vào và khám xét người từ trong ra.
Lính gác cũng hay ngủ gật và hay mang súng mà không có đạn. Tâm trạng của lính
gác là cô đơn và ghét kẻ khác không cô đơn.
Thụy Điển: Người Thụy Điển gọi mẹ vợ là “giáo sư”. Một số thứ
giáo sư có kiến thức cực kỳ sâu sắc, nhưng rất nhiều thứ giáo sư chả biết gì.
Các giáo sư luôn tỏ ra đường bệ và luôn luôn cần có học trò. Giáo sư sống thanh
đạm cho nên không hiểu được khi kẻ khác sống phong phú. Muốn được giáo sư cho
điểm cao, đôi lúc chỉ cần học thuộc lòng.
Na Uy: Dân Na Uy gọi mẹ vợ là “cá voi”. Cá voi to lớn, hiền
lành và hay cứu người. Nhưng nếu cần cá voi sẽ nuốt cá mập.
Việt Nam: Người Việt Nam gọi mẹ vợ đơn giản là mẹ vợ. Mỗi ông chồng có cách
cư xử với mẹ vợ tùy vào hiểu biết và lòng dũng cảm.
Mời
bà con góp thêm ý kiến về mẹ vợ Việt Nam nhé.
Đề tài bạn đưa ra quá hay .Đối với người Việt mình gọi mẹ vợ đơn giản là mẹ vợ bởi vì bản chất từ này đã không đơn giản .Mẹ vợ của người Việt theo tôi có lẽ bao gồm tất cả các tính cách trên .Lúc thì mẹ vợ là luật sư,khi thì giáo sư,quan tòavà có lúc là lính gác ..v.v Có lẽ vì dân mình là người phương Đông nhưng khác với Trung quốc tuy vẫn là ma ma tổng quản nhưng theo tôi nếu dùng một từ thôi để gọi mẹ vợ thì có lẽ thích hợp nhất là ..osin .Tôi có biết đa phần bạn bè tôi được lên chức "mẹ vợ,mẹ chồng"nếu gia đình có điều kiện ra nước ngoài toàn Anh ,Mỹ ,Úc, Pháp.. làm osin cho con cháu chứ hỏi đã biết gì về đất nước đó không cấm có biết mấy .Không có điều kiện đi mấy bà đó ở lại nhà cũng dành hết tâm chí cho con cái nên khi bạn bè gọi toàn có "lý do " chính đáng để lánh mặt Các ông chồng vì thế "mất vợ" mới có điều kiện tụ họp hơn Thôi mình là thằng đàn ông phải thông cảm với họ chứ .Đề tài này để cho đàn bà luận mới hay .
Trả lờiXóaNgười đàn ông của hội
Đã có mẹ vợ thì phải có bố vợ .Tôi ít sưu tầm kim cổ Tây tàu nên không biết các nước họ gọi bố vợ là gì để tán .Ở Việt nam có câu thành ngữ "như bố vợ phải đấm " .Nói thật đến khi làm bố vợ rồi tôi cũng chưa hiểu hết ý tứ của câu đó ra sao .Làm bố vợ quả thật "quá sướng". Chưa đến Tết con gái đã hỏi bố mẹ cần gì để chồng con đem đến .Mình có điều kiện muốn bọn nó về ở cho vui mà cấm có được .Ngày lễ ,chủ nhật chỉ mong bọn nó về để "được hầu" nhưng không dễ .Lúc thì chồng con bận khi thì con mình bận chúng về cho 1 ngày là vợ tôi sướng cả tuần mình cũng sướng vì vai trò lúc đó "oai lắm " nói ai cũng nghe chứ không như gặp mấy thằng bạn trong Hội toàn "nghe chửi"khi gặp nhau.Mời bạn góp ý về bố vợ nhé
Trả lờiXóaBố vợ
"Bố vợ" thân mến!
XóaCó gì mà phải góp ý với "bố vợ" ... Bố vợ là nhất rồi. Người đời nói "bố vợ phải đấm" chẳng qua là ghen ăn tức ở với "bố vợ" mà thôi.
Nhưng cũng phải nói với thằng "bố vợ" này một câu : Từ hồi lên chức "bố vợ" đâm ra ... nói nhiều, nói dai, nói khó hiểu, ... "Bố vợ" lắm điều quá rồi thì con rể nó không nói lại nhưng nó ... ngại. Ngay đến người "đầu gối, tay ấp" cũng "có ý kiến" rồi đấy. Thế rồi từ ngại, nó và vợ nó (con gái mình) ... chán, v.v... Chúng nó không muốn chơi với mình nữa là hỏng.
Muốn điều chỉnh việc này - tôi khuyên chân thành - nói ít đi mà thay vào đó là ... viết. Viết như tôi thế này, rồi làm một blog riêng để ... xả ra. Thế có phải là hay không?
Chào bạn Quang tẩm .Bạn góp ý cho bố vợ quá đúng chấc thằng đó phải cám ơn bạn lắm .Nó dạo này hay nói dai ,nói dài và nói ..dại quá .Đến vợ thằng ấy cũng không hiểu nó thì bọn mình khuyên nó làm gì cho phí cơm canh đi đúng không .Khi nào bạn nên chức "phụ huynh" đứng trước đám đông kính thưa đủ kiểu chắc sẽ thông cảm cho thằng đó .Hiện bọn mình còn "son rỗi "tán chơi cho vui chứ nhiều đứa bận tối mắt tối mũi thì lấy đâu ra thời gian mà đọc trang của hội .Giờ thì nhiều thứ đâm mê lắm .Nào là coi bóng đá suốt đêm ,cờ bạc,bia bọt ăn nhậu liên miên ,rồi thì đi du lịch ,chơi chim ,chọi gà đủ kiểu nên người nói lại cùng bạn hơi hiếm đấy ?
Trả lờiXóaChào bạn