Những viên đá nhỏ xíu trong tủ lạnh không chỉ giúp
chúng ta giải khát mà còn là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe của chúng ta. Thật vậy,
nước đá cũng là một vị thuốc độc đáo. Sách xưa có viết “nước đá tinh vị ngọt
lạnh, không độc, chủ trị nóng trong người, buồn khát, chống say nắng”.
1. Chống nhiễm khuẩn:
Miệng các vết thương ngoài da rất dễ bị nhiễm trùng.
Có thể tránh tình trạng đó bằng cách dùng nước đá làm lạnh phía ngoài da hoặc
vùng xung quanh vết thương. Nhiệt độ thấp sẽ khống chế sự xâm nhập và phát
triển của vi khuẩn, chống nhiễm trùng vết thương.
2. Khi bị bỏng ở phạm vi nhỏ, lập tức dùng nước đá làm
lạnh vùng bị bỏng. Việc này không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn ngăn ngừa tấy
đỏ.
Khi bị chấn thương, nên dùng nước đá chườm lên chỗ bị
thương để cầm máu và giảm nhẹ mức độ chảy máu. Nếu vết thương không lớn, bạn có
thể dùng nước đá xoa lên bề mặt, nó giúp cho vùng da bị thương co lại, cầm máu
rất tốt. Nếu bị chảy máu dưới da, việc chườm đá bên ngoài cũng giúp cầm máu.
3. Chữa chảy máu cam
Khi bị chảy máu mũi (máu cam), bạn nên chườm đá vào
huyệt nghênh hương (điểm này nằm trên điểm giao nhau của đường ngang qua chân
cánh mũi và đường pháp lệnh hai bên khóe miệng), máu sẽ lập tức ngưng chảy.
4. Giảm
nhịp đập của tim, giảm căng thẳng
Khi thấy nhịp đập tim vượt quá mức 100-140 lần/ phút,
bạn hãy dùng khăn sạch nhúng vào nước đá lạnh sau đó vắt khô đắp lên trán, lên
mặt, nhịp tim sẽ giảm dần đều. Khi căng thẳng, lo lắng quá mức, bạn cũng có thể
dùng cách này.
5. Giảm
sốt
Trong trường hợp sốt cao, trước khi đưa bệnh nhân đến
bệnh viện, bạn hãy cho nước đá vào túi chườm và gối dưới đầu bệnh nhân để giảm
sốt và tránh tổn thương tới não.
6. Làm
đẹp bằng nước đá
Một số chuyên gia thẩm mỹ khuyên rằng nên rửa mặt buổi
sáng bằng nước đá. Quy trình này sẽ giúp làm trẻ hóa làn da, xóa nếp nhăn, làm
khít lỗ chân lông và giúp đôi má ửng hồng tự nhiên.
Cách làm: Lấy một viên đá kích cỡ vừa phải, chà vào
mặt và cổ, sau đó lau khô bằng khăn lông mềm rồi thoa kem dưỡng da ban ngày mà
bạn vẫn thường dùng.
7. Làm
giảm mỡ bụng
Nước đá làm quá trình đốt mỡ hoạt động mạnh hơn và
củng cố các mô liên kết ở bụng khá tốt. Để đạt được điều đó bạn hãy dùng các
mẩu nước đá chà lên bụng và cố gắng chịu lạnh để đạt được hiệu quả như ý.
8. Lấy dằm
không đau
Muốn lấy dằm hay một vật thể nhọn xuyên vào da mà vẫn
hạn chế được cảm giác đau đớn thì tốt nhất bạn nên chườm đá cho thật lạnh vùng
da xung quanh vết đâm – một cách gây tê tạm thời. Khi bị gai đâm vào ngón tay,
dùng nước đá chườm ngoài để làm tê lạnh chỗ bị thương, sau đó mới khêu gai ra,
sẽ không bị đau.
9. Trị
thâm quầng mắt
Bọc một viên đá nhỏ trong khăn vải rồi đặt lên vùng
mắt. Để như vậy trong 10 phút, vết thâm quầng quanh mắt sẽ dần dần tan biến.
10. Trị
viêm, ngứa do côn trùng đốt
Mùa hè nóng bức là thời điểm côn trùng có độc, muỗi dễ
sinh sôi phát triển. Nếu bị chúng đốt, bạn có thể dùng đá lạnh đặt trực tiếp
lên chỗ bị đốt. Cách làm này vừa trị ngứa, vừa ngăn ngừa chất độc từ côn trùng
lan rộng.
Lưu ý: Thời gian mỗi lần đặt đá trực tiếp lên da không
được quá 30 phút, nếu không da sẽ bị tổn thương.
hay qua!
Trả lờiXóaTM
Công dụng lớn nhất của nước đá là để uống bia mà không kể đến, thật là khiếm khuyết.
Trả lờiXóaCác cụ (trẻ) có câu:
Vài năm bia (bằng) đá thì mòn,
Ngàn năm bia (nước) đá vẫn còn say sưa...
Bạn nặc danh trên có vẻ là dân nhậu đã không hiểu biết gì về nước đá ,về bia nên có nhận xét ..linh tinh .Đã phàm dân bia ,rượu không ai uống nó với ...nước đá cả .Bia phải uống khi đã được ướp lạnh chứ mà cho đá để làm lạnh thì uống nước lã à? Rượu khi uống chỉ để đá ướp ngoài thôi (các loại rượu cần uống lạnh nhất là vang ) Vài năm bia đá thì mòn
Trả lờiXóaBia hơi mà là bia hơi Hà nội luôn còn say sưa Nhân 10/10 mời các bạn thưởng thức bia Hà nội (nếu rỗi cứ gọi cho thằng H/T nó đáp ứng ngay)
Hi!Hi!