Kể từ sau khi có “dấu ấn”
tấm ảnh chụp chùa Thầy năm 1976, tôi đâm ra say mê chụp ảnh. Tuy nhiên, thực tế
sau gần 40 năm “cầm máy”, tôi chả có tý kinh nghiệm gì đáng kể. Ngoài những
kiến thức “bắt chước”, chẳng có một tý “sáng tạo” nào. Thấy ảnh người khác chụp
thế nào, chỉ mất công lựa chọn lại góc độ và phong cảnh đó mà chụp lại. Cái lao
động duy nhất là do chính tay mình chụp. Có người khen vài bức ảnh của tôi
(không biết có khen “thật” không hay chỉ “kích động” thôi). Tôi hay nói đùa:
Chụp ảnh là dễ nhất, chỉ sử dụng có mỗi động tác của một ngón tay.
Từ lâu tôi đã học lỏm được
những thuật ngữ chuyên môn như: chân dung, phong cảnh, … rồi: ngược sáng, bồi
đèn, flare (lóa do ngược sáng), bokeh (nền nhòe), … Nay nhìn lại, tôi thấy có
lẽ cũng phải ba hoa vài chiêu gọi là “kỹ thuật”, chính là để cho bản thân chiêm
nghiệm và ra vẻ có chút “thâm niên” nghề nghiệp.
Tác nghiệp ở Lào, 2012. |
1. Bố cục hình ảnh: Xuất
phát từ thực tế là ngày nay, có nhiều người chụp nhiều ảnh nhưng để chọn được
ảnh đẹp là rất khó, phần lớn là do bố cục tấm ảnh: làm người xem không xác
định được đâu là đối tượng chính, đâu là đối tượng phụ hoặc đối tượng chính thì
không nét hoặc không hoàn chỉnh (nửa mặt, mất thân, …).
Bố cục không cân đối hợp lý |
Chụp ảnh là chính là miêu tả đối
tượng. Bố cục hình ảnh chính là cái nhìn vào đối tượng. Nhìn bức ảnh người ta
phải hiểu ngay ý định miêu tả của tác giả. Để cho dễ nhìn, người ta quy ước
“quy tắc vàng thị giác”, “luật 2/3”, … để khuôn hình được cân đối và chặt chẽ.
Đó là lý thuyết, còn thực tế khi chụp ảnh cố gắng để đối tượng chính cần miêu
tả nằm chính giữa hình ảnh, các đường nét ngay thẳng (đường chân trời, mép bờ
sông, … phải nằm ngang; cột cờ, chân dung, phải thẳng đứng). Trước khi bấm máy
cần phải xác định xong bố cục hình ảnh, sau đó bằng mọi cách triển khai góc
máy, sử dụng trí tưởng tượng và kinh nghiệm của những lần thử khác nhau để bấm
máy. Có thể bấm nhiều kiểu, mỗi kiểu một góc độ khác nhau, kỹ thuật khác nhau
để đánh giá lựa chọn hình ảnh đẹp nhất có thể. Một lưu ý nữa là bố cục hình ảnh
phổ biến là bố cục cân đối, có thể chọn các góc độ khác không cân đối nhưng
không để mất bố cục hình ảnh.
2. Chọn lựa ánh sáng: Không chú ý chọn lựa ánh sáng khi chụp ảnh sẽ
cho tấm ảnh quá tối hoặc quá sáng hoặc bị loang lổ … Hình
ảnh chính là ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng
ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự
sống và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Không phải lúc nào ta cũng có được
một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, máy ảnh có gắn
liền đèn (flash). Ngoài ra nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng: ngọn nến, nắng
chiếu xiên, … Tốt nhất khi chụp ảnh ngoài trời là đứng xuôi sáng nghĩa là mặt
trời ở sau lưng người chụp ảnh, thời gian chụp ảnh đẹp là mặt trời mọc và hoàng
hôn.
Chụp trong bóng râm, có bồi đèn. |
Có thể chụp ngược sáng, các đường nét viền của đối tượng sẽ rõ nét hơn,
nhưng lại phải có kỹ thuật hắt sáng hoặc bồi thêm đèn vào đối tượng. Chụp đêm
hoặc chụp ảnh nơi thiếu sáng phải sử dụng nhiều đến kỹ thuật đặc biệt.
(Còn nữa)
Q có zen của ông già (yêu thích ,say mê chơi ảnh )đến nay gần 40 năm .Kinh nghiệm chụp ảnh đầy mình ngoài những điều bạn kể trên tôi bổ xung thêm vài điểm nữa .Muốn có tấm ảnh đẹp ngoài sự say mê còn cần có công cụ (máy tốt ,cảnh đẹp ,người trong ảnh phải gắn sự kiện nào đó ..)Mình cách đây 35 năm nhờ mượn được máy ảnh của Q nên hay chụp lắm và các bức ảnh còn giữ lại đến bây giờ quý lắm và mọi người đều khen có khiếu nghệ thuật này .Giờ chả biết sao lại ham mê làm diễn viên nên hay được lên hình cùng nhiều bạn bè ,người đẹp xuất hiện thường xuyên trên phây của chúng bạn Thế mới biết giờ ...SƯỚNG thật
Trả lờiXóaHi!Hi!Hi!
Không có việc gì khó
Trả lờiXóaChỉ sợ ...không có đam mê
Bạn nào có đam mê như đi du lịch hãy đến với chúng tôi và tất nhiên đi chơi với nhau thế nào cũng có nhiều ảnh đẹp và bạn sẽ là tay ảnh tài ba hay diễn viên bất đắc dĩ nhưng lúc nào cũng phải tươivà luôn xuất hiện trên phây cho thiên hạ .."ném đá "