Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Những lời khuyên hữu ích cho người thoái hóa khớp

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi sống chung với căn bệnh thoái hóa khớp.





1. Năng vận động

Nhiều người bị viêm khớp ngại phải hoạt động thể chất thường xuyên hoặc thực hiện các bài thể dục vì lo sẽ gây tổn thương các khớp xương bị viêm. Trong thực tế, việc vận động giúp làm khớp bớt cứng, giảm đau, tăng cường sự dẻo dai của các cơ quanh khớp, cải thiện tình trạng cơ thể.
2. Bảo vệ khớp xương

Mục đích của việc này là để giảm đau và giảm sự căng thẳng tác động lên khớp. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách:
+ Chú ý đến tín hiệu của những cơn đau;
+ Tránh cử động mạnh các khớp viêm;
+ Chú ý vận động ở các tư thế thích hợp;
+ Cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi, đừng làm việc quá sức…
 3. Duy trì cân nặng hợp lý
Khi thể trọng tăng lên đồng nghĩa với việc tạo thêm áp lực nâng đỡ cho các khớp xương, đặc biệt là đầu gối, cột sống… Cứ mỗi 450 gram mà chúng ta giảm đi có thể giúp khớp gối giảm 4 lần áp lực trong mỗi bước di chuyển. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng của bạn ở mức độ hợp lý.
4. Các bài tập nhẹ nhàng

Theo bệnh viện Mayo Clinic, các động tác thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy xe đạp và bơi lội không tạo nhiều áp lực cho khớp. Hãy thử dành ra 20 - 30 phút vận động trong ba lần một tuần sẽ khiến các khớp của bạn cải thiện đáng kể.
5. Chú ý đến các cơ quanh khớp

Các bài tập tăng cường như tập tạ có thể giúp bạn cải thiện sức mạnh của cơ bắp quanh khớp. Tuy nhiên, hãy chú ý đến tốc độ tập và tránh luyện tập quá sức. Thông qua các bài tập này, bạn có thể gia tăng sức khỏe, ổn định và giảm đau khớp.
6. Cải thiện độ linh hoạt và chức năng vận động khớp

Đặc trưng của chứng viêm khớp là làm giới hạn phạm vi vận động của cơ thể. Để cải thiện, bạn nên thường xuyên luyện tập các bài tập phối hợp các khớp như vươn, duỗi, cong người và xoay từng khớp. Chúng không chỉ giúp cải thiện tính linh hoạt, làm giảm đau mà còn tăng mức độ linh hoạt và chức năng khớp.
7. Chế độ ăn uống

Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp bị lão hóa do vậy ta cần bổ sung canxi cho xương bằng các thực phẩm giàu canxi đó là các loại thịt: thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, cá biển, tôm, sò. Thêm vào đó, cần tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

8. Bổ sung vitamin D và canxi

Vitamin D và canxi là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khỏe mạnh. Vitamin D có thể được đưa vào cơ thể bằng nhiều cách như: tắm nắng sớm, chế độ ăn uống giàu vitamin D hoặc dùng thuốc.
9. Bỏ thuốc lá

Theo Hiệp hội chỉnh hình Mỹ, hút thuốc lá có ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp. Cụ thể, hút thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương. Những người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh đau lưng dưới và thấp khớp cao hơn người thường. Vậy nên, nếu đang có thói quen hút thuốc thì bạn nên nghĩ đến việc bỏ thuốc để bảo vệ sức khỏe của mình

10. Sử dụng TPCN hợp lý

Với những trường hợp bị viêm khớp, thoái hoá khớp, đau nhức khớp có thể sử dụng thực phẩm chức năng khi có điều kiện để bồi bổ gân - xương - khớp, bồi bổ can thận, khu phong, mạnh gân cốt; tăng khả năng tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch ở các ổ khớp.

Nguồn: Ăn cắp vặt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét