II
Nhấp nhổm bộ
đội
Vào Đại học Bách khoa, tôi được xếp vào học ở tổ 5 lớp B khoa Chế tạo máy. Nói là “Bách khoa” nhưng thực ra lúc đó chỉ có một số Khoa: Vô tuyến, Động lực, Luyện kim, Chế tạo máy, Hóa, Kỹ sư kinh tế, Toán lý,…
Khóa
16 có 12 tổ: từ tổ 1-4 là lớp A, từ 5-8 là lớp B, từ 9-12 là lớp C.
Tôi được chỉ định làm tổ phó tổ 5. Học sinh Bách khoa được hưởng chế
độ “công nghiệp nặng”, được hưởng học bổng 18 đồng, gạo 18 kg. Số sinh viên
nội trú của các khoa Chế tạo máy và Vô tuyến được xếp ở dãy nhà một tầng,
lợp phibro xi măng, nằm gần đường Đại Cồ Việt.
Tuần
đầu tiên, chúng tôi phải lên lớp nghe các thày giáo huấn mấy bài về yêu cầu đạo đức của sinh viên, tổ chức của Trường,
của khoa, nội quy, quy chế hoạt động… Sau đó, chúng tôi bước ngay vào “lò
luyện”, được học các môn cơ bản của ngành. Chương trình gồm các môn: Toán,
Lí, Hóa, Nga văn, Hình học họa hình, Vẽ kĩ thuật và Thể dục. Lúc đầu,
chúng tôi vô cùng vất vả vì quá nhiều kiến thức mới, vì chưa quen ngay
phương pháp học tập ở bậc Đại học, phần vì lớp học buổi chiều, bắt đầu từ
12 giờ trưa, mắt cứ sụp xuống, cái đầu nặng trịch, chỉ muốn gục xuống bàn, …
Tuy vậy chỉ sau chừng mươi buổi, chúng tôi quen dần, bắt nhịp với điều kiện
sinh hoạt, học tập của các bạn trong lớp.
Đang
phải thích nghi dần với môi trường sống mới thì một tai họa bất chợt giáng
xuống đầu tôi. Số là mới học được ba tuần thì một đêm kẻ trộm đột
nhập vào, lấy đi toàn bộ quần áo, tư trang của tôi và nhiều bạn trong
phòng. Có thể do nửa đêm, có bạn nào đó đi ra ngoài vệ sinh quên không
đóng cửa (?). Đúng là “chó cắn áo
rách”, toàn bộ tư trang của tôi, kể cả cái vỏ áo bông cũ dì tôi cho
cũng mất. Lại phải loay hoay mượn tiền, mượn quần áo của bạn khác,
tôi lóc cóc về quê cầu cứu bố mẹ. Vơ váo rồi cũng có được hai bộ quần
áo: một cũ, một mới. Trong cơn quẫn bách, tôi nghĩ ngay tới chú thím.
Không khách sáo, một sáng chủ nhật cuối thu, tôi tìm tới nhà chú thím ở gần
Cầu Am, Hà Đông trình bày hoàn cảnh... Chú tôi cấp ngay cho một chiếc áo bộ
đội và 10 đồng. Sẵn có tiền, tôi mua thêm một quần ka ki Trung Quốc và như thế
là đã có khá nhiều quần áo, đủ để có vài bộ thay đổi… Năm ấy may mà cái lạnh đến muộn và không
rét lắm nên mặc dù không có áo bông, áo sợi, áo len… tôi vẫn ung dung.
Tôi
thân với bạn Trần Đình Hùng quê ở Quảng Trị nhưng sống ở Nghệ An.
Hùng ở tổ 7, khá đẹp trai, đi đâu chúng tôi cũng có nhau. Nhiều lần
Hùng dẫn tôi đến nhà bác của Hùng ở phố Hàng Cá chơi. Bác của Hùng công
tác tại Thông tấn xã Việt Nam, có cô con gái tên là Ánh học ở Đại
học sư phạm, xinh lắm. Dạo ấy, tôi mê mẩn nàng và hay mơ ước giá như… Ngoài
ra, tôi còn chơi thân với bạn Bùi Kỳ Phát cũng ở tổ 7. Quê Phát ở Phú
Thọ. Dạo ấy, Phát bị ghẻ nên chúng tôi thường gọi là “Bùi Kỳ Ghẻ”.
Phát thông minh và đánh đàn ghi ta rất hay. Phát thường hay vừa đàn vừa
ca những bài hát như: Cô gái sông Von ga;
Chiều Hải cảng… Tháng 5/1972, Phát đi bộ đội cho đến tháng 9/1975 tiếp tục
về học. Sau này Phát làm giám đốc nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà, Hà Nội.
Khoảng thượng tuần tháng 11, trong khi đang học thể dục với môn xà kép tại sân vận động của trường thì anh Rao đến thăm. Tôi xin phép nghỉ để đưa anh đi chơi. Chúng tôi đi tàu điện lên Bờ Hồ. Tôi mời anh uống sen dừa, một thứ đồ uống ngon vào hạng bậc nhất lúc bấy giờ tại cửa hàng Long Vân. Giá một cốc sen dừa cũng bằng giá một bát phở: 5 hào. Sau đó, tôi tiễn anh ra ga để anh đi tàu lên Việt Yên, Bắc Giang. Còn đồng tiền nào trong túi, tôi đưa hết cho anh vì nghĩ rằng thời buổi chiến tranh… biết có dịp nào gặp lại!
Kỳ thi học kỳ năm ấy, các môn tôi đều được điểm 4. Riêng Thể dục và Vẽ kỹ thuật thì tôi đạt điểm 3. Đạt được kết quả trên, tôi cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm, thanh thản. Thi xong môn cuối, tôi tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon lành và hôm sau vào thăm chú thím. Sau khi báo cáo thành tích, thím cho tôi một bữa cơm no và bổ sung cho tôi một cái quần bộ đội, mà sau này tôi đem chữa lại thành quần thường phục để diện trong những khi cần thiết.
Chúng tôi lại tiếp tục học quân sự khoảng 4 tuần tại sân và các đường đi trước nhà C1 của trường. Sân trường lúc đó chỉ là bãi cỏ rộng, mọc nhiều bụi cây xấu hổ mọc đầy gai góc. Cuối khóa huấn luyện quân sự, chúng tôi được đi bắn đạn thật ở trường bắn Khuyến Lương. Tôi bắn trúng một viên vào bia, được điểm 3. Như thế đã là quá tốt vì nhiều bạn không làm được như thế.
Lúc ấy, chúng tôi truyền nhau câu ca không biết có từ bao giờ: Bách Khoa có chín lần thi/Một lần đồ án còn gì là xuân.
Chúng tôi được nghỉ Tết một tuần. Nhà ga vào tận trường bán vé. Trên vé ghi: “Lên tàu ở ga Giáp Bát”. Chập tối mấy đứa chúng tôi gồm: Bùi Đình Trường, Cao Văn Lợi, Trần Ngọc Hải, Hoàng Thị Khích, Lê Xuân Thủy xuống tận ga Giáp Bát đợi tàu. Đến 19 giờ, nhà ga lại thông báo 20 giờ mới có tàu và lên tàu ở ga Hàng Cỏ. Thế là cả bọn lại lếch thếch kéo nhau đi bộ ngược lên ga Hàng Cỏ.
Năm đó, với thành tích thi học kỳ, tôi được các anh, các chị thưởng cho ít tiền. Có mỗi đứa em đi học đại học nên cả những năm sau này, các anh, các chị thường cho tôi lúc 3 đồng, lúc 5 đồng. Thế nên, sau tết tôi có thêm khoản kinh phí nho nhỏ. Nghĩ đến những thời gian khó khăn cùng cực đã qua, tôi thường hết sức tiết kiệm, sử dụng tiền hợp lý. Một điều bất di bất dịch mà tôi luôn tâm niệm là: bao giờ trong túi cũng còn tiền.
Mùa Xuân năm ấy trời không lạnh lắm, thời tiết mát dịu, không khí chan hòa. Nhưng vào đầu mùa hè, trời lại oi nồng, nóng nực. Trong dãy nhà tập thể, nằm ở giường tầng trên, không có quạt, tôi không chịu nổi cái nóng nên bị ốm mấy hôm. Đến khi chuẩn bị thi học kì 2 thì máy bay Mỹ quay lại đánh phá miền Bắc mà Thủ đô Hà Nội là trọng tâm bị ném bom nặng nề. Ngày đầu tiên máy bay Mỹ ném bom vào kho xăng Đức Giang lúc 2 giờ chiều. Bom rơi, đạn nổ, khói lửa bốc lên đen kịt cả bầu trời Hà Nội, thế mà cả lớp chả sợ gì, vẫn đứng xem máy bay, khói lửa...
Mặc dù phương tiện thông tin ít ỏi, không hiện đại như bây giờ nhưng tổ chức chiến tranh và chống chiến tranh của lãnh đạo thời đấy mau lẹ và chính xác lắm. Chỉ vài hôm sau, toàn trường Bách khoa đã nhận lệnh sơ tán bằng tàu hỏa đi Phú Xuyên, Hà Tây. Địa điểm chúng tôi đến là thôn Thanh Xuyên, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Đến nơi sơ tán vào khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi được bố trí, sắp xếp chỗ ăn ở theo từng tổ, từng lớp, từng khoa và toàn trường. Sau đó, nề nếp sinh hoạt nhanh chóng đi vào quy củ.
Tôi là tổ phó nên lúc này trở nên rất quan trọng. Tôi cùng các bạn nữ tổ chức nấu cơm cho toàn tổ ăn. Khoảng hai tuần ăn chực nằm chờ nơi sơ tán, được nghe các bạn Vũ Gia Định, Nguyễn Văn Thảo đánh đàn ghi ta với nhiều nhạc phẩm tuyệt vời mà trong đó bài tôi thích nhất là Kỷ niệm mùa hè cũng như một đoạn trong bài hát mà tôi không nhớ rõ đầu đề, có đoạn câu ca: Chỉ còn đêm nay đôi ta sẽ chia tay, đường khuya lối vắng sánh bước tay cầm tay. Chỉ còn đêm nay mãi mãi xa nơi này. Dù có chia tay đừng lãng quên nơi này… Sau đó, tôi và nhiều bạn khác được gọi nhập ngũ. Nghe tin, không kịp lấy giấy tờ, tôi vôi vàng về nhà ngay. Liên hoan với gia đình một bữa, Bố Mẹ cho mấy đồng rồi tôi lại lên trường. Ô tô đến ga chợ Tía khoảng giữa trưa, tôi cuốc bộ vào nơi sơ tán của trường thì mới biết mình được hoãn nghĩa vụ đợt này. Các bạn trong lớp không được gọi nhập ngũ đã được nhà trường cử đi tham gia lao động phục vụ chiến đấu ở các kho quân khí mạn Bắc Giang. Tôi nghe kể buổi tối hôm trước ngày nhập ngũ, những người được đi bộ đội gọi cán bộ lớp gồm anh Phan Văn Hồ - lớp phó phụ trách lao động, anh Bùi Hữu Thi - lớp phó phụ trách học tập và anh Lê Thanh Tịnh - bí thư đoàn ra rìa làng định thanh toán ân oán với nhau bằng vũ lực. Nhưng sau một hồi đàm phán, mọi người lại cười đùa vui vẻ.
Được hoãn nhập ngũ đợt ấy đồng nghĩa với việc tôi lại phải trở về Hà Nội và về quê để lấy đồ đạc, tư trang. Tiếp tục bộ hành ra ga Tía, nhảy tàu về Hà Nội, chập tối đến nhà mấy người quen đều đóng cửa đi sơ tán cả. Đánh liều, tôi đến chỗ bác của Trần Đình Hùng ở phố Hàng Cá. Gia đình Bác cũng đi sơ tán hết, chỉ có mình bác trai ở nhà. Sau một hồi căn vặn, nghi ngờ vì tôi không có bất kì giấy tờ tùy thân nào, Bác của Hùng cũng chịu để cho tôi ngủ qua đêm! Sáng hôm sau tôi ái ngại báo cáo với Bác những trăn trở của mình trong đêm qua nhưng đúng là không còn phương sách khác, tôi cám ơn bác… Đi đến số 5 Cao Bá Quát đưa cho gia đình của Nguyễn Đình Minh chiếc kèn acmonica mà Minh đi bộ đội nhờ chuyển giúp, tôi mau chóng về quê lấy đồ đạc và quay về nơi sơ tán của trường ở Phú Xuyên.
Chiều tối của một ngày cuối tháng 5/1972, Đoàn chúng tôi khoảng năm chục người do thày Tạ Khánh Lâm (ở bộ môn Nguyên lý máy) - Trưởng đoàn, thày Hoàng Hòe (Bộ môn sức bền vật liệu) và anh Phạm Bùi Gia Lai – cán bộ đi học làm phó đoàn, hành quân vào kho K860 ở Nghĩa Đàn, Nghệ An. Cả đoàn toàn sinh viên được hoãn hoặc “trượt” nghĩa vụ quân sự nên không có nữ. Ngày nghỉ, đêm đi, chúng tôi đi qua đường “Bò lăn” – tên các anh bộ đội là lái xe gọi thế. Đến Thanh Hóa bom Mỹ đánh đã ghê, càng vào sâu Nghệ An số lượng và tần suất đánh bom càng nhiều. Sau 3 ngày, 4 đêm chúng tôi mới vào tới địa điểm sơ tán của kho. Chúng tôi được chia vào các nhà dân (Dân tộc Thanh) để ở và tiến hành công việc bảo quản súng bộ binh trong các kho ở sâu trong rừng. Dân Tộc Thanh cũng như các dân tộc thiểu số vùng rừng núi phía Bắc, họ ở nhà sàn. Gia súc (trâu, chó, lợn, gà) ở gầm nhà, người ở sàn trên. Chắc ở vùng này dân tộc Kinh chiếm đa số, tiếp xúc nhiều với người Kinh nên họ toàn nói tiếng Kinh.
Tiểu đội của tôi gồm các anh: Sơn (K12), Dung Công Đức (K15), Văn Ngọc Đẩu, Lê Thanh Tịnh, Bùi Hữu Thi, Đào Văn Thái, các bạn: Nguyễn Thiện Phương (quê ở làng Đăm - Nhổn), Lê Văn Thìn, Bùi Đình Trường (K16). Ban đêm, các tiểu đội thay nhau canh gác, rồi luân phiên nấu cơm vào các ngày chủ nhật. Một lần gác đêm, theo quy định là súng không được nạp đạn không biết thế nào mà khi tôi bóp cò, đạn nổ làm cả đơn vị giật mình. Cũng may là lúc đó tôi chĩa súng lên trời, không thì cũng chẳng biết làm sao nữa… Ngày Chủ nhật, tiểu đội nào nấu cơm thì giết lợn. Và ngày hôm ấy, chúng tôi “tự thưởng” cho mình bữa cơm no, ngon hơn ngày thường. Thời gian đó, theo tiêu chuẩn như bộ đội, chúng tôi được 21 kg gạo, 21 đồng mua thực phẩm và phụ cấp 5 đồng nên cuộc sống cũng khá đàng hoàng.
Nơi chúng tôi đóng quân gần nông trường Đông Hiếu, có rất nhiều cà phê, cam và dứa. Anh Dung Công Đức có tính nghịch ngợm, đi hái trộm mấy quả cam bị bảo vệ nông trường bắt. Sau đó họ thả ngay vì biết anh là sinh viên đi làm ở kho.
Anh Lê Thanh Tịnh, quê Hải Phòng là một trong những người nhiều tài lẻ. Anh chơi đàn accoocđêon rất hay, anh hát nhiều bài tôi nghe nhiều nên cũng thuộc. Anh hay ngâm nga mấy câu thơ trong bài Biển của Xuân Diệu:
Anh không xứng là biển xanh,
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Vùng rừng núi Nghĩa Đàn không có hồ, ao, nhà dân thường dùng nước giếng. Anh Đào Văn Thái và Lê Văn Thìn chẳng may trọ ở nhà đang đào giếng nên phải tham gia giúp dân.
Anh Dung Công Đức có bộ tóc xoăn tự nhiên, tính tình lơ đãng, có lần gội đầu bằng xà phòng bánh, cuốc bộ về mang cả một cục xà phòng trên đầu, đến khi nằm ngủ mới biết...
Theo công việc ở kho, chúng tôi đi làm theo ca: ca 1 từ 6 giờ sáng đến 14 giờ trưa, ca 2 từ 14 giờ trưa đến 22 giờ đêm. Hôm nào làm ca 1, sau giờ làm, tiểu đội tôi thường tắm dưới suối. Cả lũ thanh niên tồng ngồng đùa nghịch, vui chơi, thả mình dưới dòng nước mát. Tắm xong, chúng tôi lại trèo lên cây hái mấy quả dâu da rừng, thưởng thức vị chua chua của miền đất phía tây Nghệ An.
Sau hơn 3 tháng làm việc trong rừng, dưới tán lá cà phê vối, chúng tôi lại hành quân về Hà Nội. Lần này đi theo lộ trình: qua phà sông Hiếu vào chập tối. Khi đó, máy bay Mỹ đang thả pháo sáng và ném bom ở khu vực gần đấy. Đạn pháo của ta bắn lên dữ dội. Nằm trên phà đang chạy qua sông, chúng tôi nghe mảnh đạn rơi lõm bõm xuống nước quanh người. Anh Văn Ngọc Đẩu vừa cười vừa nói: “Số tớ cao lắm, cứ đứng gần tớ là không việc gì”. Mà rất lạ là trong khi pháo sáng soi sáng khắp khúc sông, chúng tôi cũng nhìn rõ máy bay địch, thế mà phà cứ đi bình an vô sự. Giả sử có ai đó trong chúng tôi bị mảnh đạn rơi vào người thì chắc chắn là “Ta lại bắn ta”. Qua phà, cả đoàn tiếp tục đi theo Quốc lộ Một đến thị trấn Hoàng Mai (Nghệ An). Đến đây, máy bay vừa ném bom, không đi được. Chúng tôi phải chờ hàng mấy giờ đồng hồ để bộ đội, thanh niên xung phong san lấp hố bom. Đến khoảng 3 giờ sáng chúng tôi mới tới huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa và được sắp xếp vào nhà dân nghỉ tạm. Lúc này, đại bác từ hạm đội 7 của Mỹ bắn qua đầu vào các mục tiêu quân sự của ta và vào đường I. Nhân dân ở đấy bảo chúng tôi là cứ yên tâm mà ngủ. Mệt quá, chúng tôi lăn ra ngủ ngay. Thêm một ngày nữa là tới Ninh Bình. Khi đó, mới biết là thời gian này Mỹ chỉ ném bom từ Thanh Hóa trở vào, còn Ninh Bình trở ra cuộc sống vẫn êm ả, thanh bình. Tới Hà Nội vào khoảng 14 giờ ngày hôm sau. Như vậy là lúc ra, chúng tôi chỉ mất chưa đến hai ngày đêm. Chúng tôi được thông báo địa điểm sơ tán mới của trường, sau đó được nhà trường cho về nghỉ mấy ngày.
Ngay chiều hôm ấy tôi về quê bằng ô tô. Trong bóng tối nhập nhoạng của không gian tĩnh mịch, tôi lặng lẽ ngắm nhìn con đường đất vào nhà còn lẫn chút vữa trắng đục, lổn nhổn mấy viên gạch vỡ, nhìn bức tường bằng đất có lỗ rắn chui ra vào khi xưa đã được tu bổ, bước vào nền đất qua chiếc cửa gỗ khép hờ, thấy một ngọn đèn dầu leo lét, lờ mờ vẫn kiên trì tỏa ánh sáng vàng dịu chờ đợi. Bố Mẹ đã lên giường trong tư thế chuẩn bị đi ngủ, đã mừng quýnh lên vì lâu không nhận được tin tức gì của tôi. Với dáng liêu xiêu, nhanh nhẹn, ngắm nhìn tôi trong giây lát, Mẹ xăm xăm xuống bếp nấu cơm cho tôi. Lúc ấy cả nhà mới biết rằng gần bốn tháng vừa qua, tôi làm việc trong vùng rừng núi phía tây Nghệ An.
Trở về quê hương trong một ngày thu mát dịu, từng đàn chim dập dìu bay lượn trên biển lúa mênh mang, ngát thơm đang vào kì đông sữa. Nhìn con đường nhỏ khi xưa: “Lối mòn cỏ nhợt màu sương”. Những kỷ niệm đói rét, đắng cay, buồn vui của một thời thơ ấu lại dâng lên. Tôi thăm thú người thân và bạn bè, gặp cả người bạn gái – vì chưa biết có ngày gặp lại! Tôi thương và quý trọng bạn ấy vì bạn học cũng khá, nhưng là nữ sao lại không được đi học đại học? Mặt khác tôi lại nghĩ rằng bạn là người yêu của người bạn thân nhất ở quê của tôi đã đi bộ đội.
Sau những ngày được bồi dưỡng bằng những giấc ngủ ngon và nhiều bữa cơm no, tôi trở về trường. May mắn, vẫy được một chiếc xe tải ở Lạc Quần, mặc dù vẫn phải trả tiền cho lái xe và câu cảm ơn, tôi đã được đi nhờ một quãng đường dài. Lên đến bến xe phía Nam Nam Định - cách thành phố khoảng 2 km, tôi lại đi bộ khoảng 8 km tới Ga Đặng Xá, nơi có bến ô tô đi các tỉnh phía Bắc – trong đó có Hà Nội. Đến mãi buổi chiều, sau một hồi hỏi đường, tôi đi ô tô đến Yên Viên rồi vẫy xe khác đến Từ Sơn. Từ đây có lối rẽ vào Hiệp Hòa, nơi sơ tán của trường Bách Khoa. Lúc đó, nước lụt lớn lắm. Tôi phải men theo hàng cây ven đường làm chuẩn, lội bì bõm, dò dẫm từng bước trên đoạn đường dài 8 – 9 km đến chợ Chờ, huyện Yên Phong lúc 19 giờ 30. Lúc này, đói bụng và mệt mỏi, tôi liều xin ngủ trọ ở một nhà dân ven đường. Chủ nhà yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ, tôi trình ngay cái thẻ sinh viên. Một người ra dáng cán bộ hỏi: “Ai là trưởng phòng tổ chức của trường Bách Khoa”. Nhớ ngay lần thày Phạm Đồng Điện, Hiệu trưởng, khi tập trung toàn khóa đã giới thiệu các cán bộ nhà trường, tôi trả lời ngay: Bác Nguyễn Cương. Cả nhà ồ lên phấn khởi. Thì ra bác Cương là người thân của gia đình. Cả nhà chưa ăn cơm, họ mời tôi ăn luôn. “Buồn ngủ gặp chiếu manh”, gia đình có nồi cơm to, tôi ăn liền mấy bát. Đến lúc này tôi lại biết thêm món canh dưa nấu với lạc giã. Sáng hôm sau, tôi dậy sớm và không quên cảm ơn gia đình, tiếp tục cuốc bộ qua bến đò Ngọt để sang Hiệp Hòa.
Lớp tôi sơ tán ở xã Cẩm Xuyên, huyện Hiệp Hòa, nơi đó gần chợ Bầu. Chưa kịp vào học thì toàn bộ số học sinh được hoãn nghĩa vụ đợt tháng 5/1972 lại lên đường nhập ngũ! Cả lớp B có duy nhất một mình tôi lại được hoãn đợt này…
Thế là tôi tiếp tục vào học năm thứ hai.
(Kỳ sau: Liên quan ái tình)
Thằng này khá ,khi đã hạ cánh an toàn rồi mới công bố các tư liệu của 40 năm trước .Tôi cũng không ngờ BDT viết được văn hay đến vậy đọc cũng mùi mẫn ra phết nhất là nó kể về đợt hụt đi bộ đội đợt đầu .Đợt đó nó đang là tổ phó 5 vậy mà đến giờ mấy đứa lớp A vẫn không công nhận điều đó cũng đúng thôi vì tổ 5 thuộc lớp B đâu có oai như Trí mụn tổ trưởng 2 suốt cả 5,5 năm ĐH Sau nó được về lớp A ,tổ 3 và cạnh tranh mãi với Đại gà nhưng không có được vị trí gì đành yên phận đến khi ra trường .Năm đầu ĐH đó nổi tiếng nhất phải nói đến "Thắng sứt","TRí điên"với cách nghịch được ghi dấu ấn toàn trường và sau này khi đã thành đạt (làm đến dân biểu,suýt được THứ trưởng cấm có gặp bạn cũ để ôn nghèo kể khổ)Tôicùng 2 bạn nữa hồi đó cũng có giấy đi bộ đội và được hoãn . Mải chơi lên muộn không kịp đi cùng Thái điếc vào Quảng bình nên bị tống lên Yên thế cùng bản án kỷ luật toàn khoa may mà được sự dạy bảo cán bộ đoàn Yên thế nên mới thoát chớ không thì... Thời học học kỳ đầu BDT đâu có giỏi .Thằng HT K16A bây giờ giỏi thể thao mà còn thi lại thể dục nữa là (nó Helo trong giờ học lên bị thày ghét)còn thi lại hồi đó thì gần như ai cũng dính.kể tý cho vui
Trả lờiXóabạn
Tao có giỏi đâu! vì rất nhiều điểm ba đấy chứ! đã đăng lên đây nói mà sai thì chúng mày bảo là thằng sĩ diện rởm à Hi! Hi! (Vẫn biết rằng nói phét cũng chả chết ai) Nhưng từ nhỏ (Cấp II trở đi) chưa bao giờ tao phải thi lại bất cứ môn nào kể cả thể dục, địa lí... Có một số chỗ cần phải đính chính thí dụ:
Trả lờiXóa- Đi phà chứ không nằm trên phà
- Hoàng Mai không phải là một huyện của Nghệ An. Mình chỉ nhớ rằng: ngày ấy người ta gọi là "Địa đầu HM mà thôi"..
Q nó nhiều việc quá nên còn một số sơ suất nho nhỏ khác... Cảm ơn Q và các bạn!!! Chào TĐQT.
Thằng này lẩm cẩm:
Xóa- Chả nhẽ lên phà rồi lại "đi";
- Máy bay ném bom, chả nhẽ lại "đứng";
- Phà ngày ấy làm gì có chỗ mà "ngồi"...
Tóm lại, dùng chữ "nằm" là hợp lý hơn cả. Thế còn bạn có đi, đứng hay ngồi gì đó thì là việc của bạn, còn đã là văn học thì phải hợp lý, nghe chửa?
Hoàng Mai không phải là một huyện của Nghệ An, đúng! Hoàng Mai là một thị trấn giáp Thanh Hóa. Ngày 03/4/2013, TTCP đã có quyết định thành lập thị xã Hoàng Mai... Làn sau, viết ra phải tìm hiểu cho kỹ, phải dập dập bút mấy cái rồi hãy viết...
BĐT có vẻ lịnh thằng Q gớm .À cũng phải thôi vì không làm sao nó xuất bản cho .Nó đã lược bớt 1 tý tính xấu của bạn rồi nên phải lịnh nó chớ ?chứ tao mà nó phải đặt hàng những người "nổi tiếng" thời sinh viên đó mà viết ..hồi ký thì mới ăn khách .Dạng lớp trưởng Nhi,tổ phó Trường mà viết thì chắc chỉ mấy đứa rỗi hơi đọc thôi mà bọn này thì chả hiểu gì nên mới thích .Về đề tài tình yêu phải Tứ ,Châu ,Cơ mới mùi mẫn .Dạng học tập phấn đấu ai qua được Thái điếc,Trí mụn,(Trung học cơ lý thuyết còn đứng trên ghế quay cho thực tế)thằng Q khi đó chỉ giỏi ..chốn học thôi .Về nghịch gợm bọn nội trú như Thắng ,Minh, Trí điên ,Giang..cũng được xếp hạng Thể thao thời đó có Tứ,Tú lùn,Cường ,Ninh ,Tiến con,Hùng râu..bọn này ham chơi lắm toàn chốn học đá cầu,đá bống ,bóng bàn suốt ngày mà có thằng được vào tuyển trường,khoa đi thi đấu .Tài lẻ về ca nhạc có Đạt dê,TMinh với giọng ca vàng Rặng trâm bầu giờ bạn bè vẫn nhớ .Tiến con mà như BĐT chắc chỉ cần lộ 1 tý về thể thao thôi cũng hút khách phải biết vì bạn này lăn lộn khắp các sân cỏ trong cả nước 40 năm qua .Nó ngồi trên sân khi không ưng ý chửi ngay(trọng tài ,bầu Kiên,Đức ..)dám bỏ tiền triệu xem đá bóng và chốn vé có hạng .Đến bọn CĐV hung hăng nhất trên sân cũng ..ngán Kể chơi vài truyện tôi biết
Trả lờiXóaChào
Bạn ở trên chú ý: Đã là người Hà Lội thì không được viết: "chốn học" Hi Hi Chào TĐQT.
Trả lờiXóaChào bạn BĐT (chào TĐQT)và có ai đó đặt biết danh(bò đái tốt)và bây giờ phải gọi là... nhà văn ,phê bình nhà ...Đọc hồi ký của bạn quả thực tôi rất khâm phục sự dũng cảm ,trí nhớ tuyệt vời dám đưa các sự việc mà phải 40 năm sau TASS mới công bố .Đúng là phải tự hào bởi học phổ thông không phải thi lại môn nào .Phấn đấu mãi mới được thi và đỗ ĐH mà là Bách khoa danh tiếng .Vào ĐH còn được phân công tổ phó nữa chứ .Rồi chấp hành nghiêm lệnh nhập ngũ ,đi tuyến lửa ,học lực qua hết các môn không phải thi lại mặc dù còn vài môn thoát (3 điểm)bạn không cần nói lại để đính chính với Q đâu vì thằng đó hồi ấy toàn trốn học (chốn học) còn dủ dê bọn bạn nữa chứ nó làm sao nhớ được như bạn để viết .Mà có viết lại là chuyện móc cống được em để ý đến vài chuyện để công kích thằng HT bây giờ kiểu như phe phẩy tem phiếu,cưa gái,các trò nghịch gợm,học dốt...Cái bọn HN bọn nó nó coi thường dân NT lắm toàn nghĩ ra trò đểu để trêu thôi chứ đâu có tình cảm như bây giờ? Thời đó chỉ bạn Tiến con ,Thêm ,Trímụn là tốt với anh em NT thôi còn thì bọn nó lợi dụng hết để qua kỳ thi ?Tôi hay đi cùng bọn nó nên biết và sẽ công bố trong hồi ký đang ..thai nghén
Trả lờiXóaĐHBK
Lại "Dủ dê" rồi! Có lẽ bạn này thân với bạn Hoàng Thị Khích nên phát âm thế nào lúc viết cũng thế!!!Hi Hi... Chào TĐQT
Trả lờiXóaNghe có người (BDT) nhắc đến Hoàng thị Khích (bạn K16A người Xứ Thanh nổi tiếng đẹp gái và giàu có vì có đôi khuyên tai bằng vàng không biết là thật hay giả) một trong những mục tiêu theo đuổi của đám sinh viên mới bọn tôi. Kể từ khi ra trường đến nay có lẽ người hay gặp và hiểu là BĐT,và Trí mụn (cũng là lợi dụng để đạt mục đích bán hàng ,cưa cẩm thôi)nên bọn tôi chỉ nghe kể về bạn này .Nào là đang công tác tại nhà máy xi măng Bỉm sơn(một nhà máy hiện đại bậc nhất lúc đó mà muốn vào làm hẳn cũng không dễ)làm đến chức quản đốc gì đó ,có chồng giầu ,đẹp trai không kém cạnh ai và có 2hay 3 con thành đạt .Mừng cho bạn chỉ tội khổ cho thằng Tiến con theo đuổi một thời không đạt được ước muốn bởi nhiều lúc hắn muốn xuống xứ Thanh thăm bạn lại bị mấy thằng bạn thối gàn nên không được như ý .Bị chê nghèo hắn bỏ cả sự nghiệp đi làm doanh nhân và đã thành đạt nay chán làm ăn ,thích đi chơi và bạn nào cần cứ gọi là có ngay .BĐT viết HK có ý tứ gì với K dấu đi không chết với thằng T đấy
Trả lờiXóaChào
"Ông Tiến Con" nhà mình mà cũng lãng mạn ra phết! Bây giờ T mới biết. Nhưng rõ ràng rằng: Bạn Khích cùng tổ 3 với chúng tớ. Thầm yêu trộm nhớ lúc nào đấy Tiến ơi!Chào TĐQT.
Trả lờiXóaQ ơi! "Nhà xuất bản" và "Nhà Văn" không nên cãi nhau ỏm tỏi như vậy kẻo "Ông Cường Tẩm", Ông Tiến Con", Ông Ninh Lùn", Ông vv... vỗ tay hoan hô và cười cho.
Trả lờiXóa- Từ chung của VN chả là "Đi Máy Bay", "Đi Ô Tô", Đi... là gì
- Đang kể truyện xưa gọi là "Đ Đ Hòang Mai" mà.
HI Hi Chào TĐQT!
Chào tác giả BĐT và là người hay chào bạn bè bằng giọng của lãnh tụ (chào TĐQT) Tôi rất chăm chú và thích thú khi đọc hồi ký của bạn .Nó gợi lại cho tôi kỷ niệm của thời "hoa đỏ" và được nhớ lại các bạn ở thời đó mà có bạn đến bây giờ sau 40 năm cũng chưa gặp lại.Kỷ niệm có vui ,có buồn có cái ấu trĩ của một thời .Bạn khuyên Q như trên không nên cãi nhau õm tỏi theo tôi không đúng .Thằng Q hồi đó có gì nổi tiếng đâu mà nó có nhớ được gì đâu mà viết .Chẳng lẽ nó lại khai mấy vụ trốn học ,lừa bạn dấu dép hay rủ bạn cưa gái không được à?Bọn thằng Cường,Tiến ,Ninh là trẻ ranh biết gì mà vỗ tay hoan hô "chưa đủ tuổi" Có chăng cỡ như anh NHi,Thái,Hồ hay mèn cũng phải tổ trưởng Trí ,tổ phó Dung mới đủ độ "lên lớp" bạn bè. Bạn càng có người chê càng tốt chớ mà khen thì ..toi đấy
Trả lờiXóaHi Hi
NHầm to rồi đấy! Chả phải là lãnh tụ, lãnh tiếc gì đâu. Chào TĐQT cũng như: "Biết rồi khổ lắm, nói mãi", "Không thể kìm hãm cái sự sung sướng"... Bác Văn Hiệp (mới mất) được phong là "Trưởng thôn" đến lúc nào đó chúng mày sẽ gọi tao là thằng TĐQT chứ chả chơi! Hi, Hi.
Trả lờiXóaThằng này láo thật .Đối với bạn bè thì nó coi là lãnh tụ có biết vì sao không? chứ câu chào của cậu mà cũng đem ra so sánh với các câu "Biết rồi..."và "Không thể ..."rồi đến lúc về hưu vẫn mơ làm "Trưởng thôn" sao ?Hãy đến bảo cái thằng HTK16A đó nhường chức cho ?Hay hối lộ thằng Q,bạn bè để bọn nó ..bầu cho .
Trả lờiXóaChào TĐQT
Tôi đã đọc lại HK của Trường cùng các nhận xét của các bạn (đã 3 năm rồi)vẫn thấy xúc động Hồi đó đúng là bạn đã là lớp phó tổ 5 (lớp B)và dịp từ Phú xuyên tôi ,Quang ,Ninh vì mải chơi tại Hà nội không lên kịp phải sau đó mới đi lên Yên thế (chậm 2 th)Hè năm 1972 Rồi sau đó bạn lại về lớp A như thế nào đúng là tôi không nhớ rõ? Dịp lên lại Phú xuyên đó đến Tiến con ,Quang và tôi còn nghĩ bạn chắc ở làng khác chứ đâu như lúc đó mình không chuẩn bị gì cho chủ nhà nơi bạn gặp Hè này ta tổ chức đi lại chơi Hiệp Hòa được không ?Giờ thì phải danh chính ngôn thuận
Trả lờiXóaBạn cùng lớp K16A CTM ĐHBK