1- V.I Lê nin (1870-1924) tuổi Canh Ngọ là lãnh tụ
vô sản thiên tài của nước Nga và thế giới. Năm 1888 gia nhập nhóm Maxit.
Sau hai năm tự học ông đã thi đỗ tất cả các môn học của đại học tổng
hợp Kazan (hệ 4 năm) và làm luật sư ở Samara. 1905 Lênin được bầu làm
chủ tịch đảng cộng sản Nga.
Năm 1917, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
Nga đứng đầu là Lênin, cuộc cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, thành lập
nhà nước liên bang cộng sản đầu tiên trên thế giới (Liên bang cộng hòa
XHCN Xô Viết gọi tắt là Liên Xô). Lênin phát triển học thuyết của Cac
Mác, xây dựng nên chủ nghĩa Mác- Lênin ngày nay. Tuy nhiên sau 70 năm
cách mạng tháng 10 Nga thành công thì Liên Xô tan rã, hệ thống các nước
XHCN chỉ còn vài nước đi theo chủ thuyết này.
2- Ru-dơ-ven (1858-1919) tuổi Mậu Ngọ là vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông có trí nhớ tuyệt vời, có thể đọc chính xác đến từng dấu phẩy nhiều đoạn văn trong những cuốn sách mà ông đã từng đọc trước đó tới hàng chục năm. Trong 9 năm làm tổng thống (1901-1909) ông đã giúp đất nước Hoa Kì thành công trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao… Ông đã được tặng giải Nobel hòa bình.
3- Isac Niu-tơn (1642-1727) tuổi Nhâm Ngọ là nhà vật lí người Anh đã phát minh ra định luật “vạn vật hấp dẫn” với giai thoại khi chơi trong vườn đột ngột thấy quả táo rơi mà khám phá ra định luật này. Tuổi nhỏ ông học rất kém, chỉ thích nghịch ngợm, đánh nhau với bạn, nhưng đã được thầy hiệu trưởng phát hiện ra tố chất thông minh bẩm sinh của ông mà đưa tác phẩm của Leona đờ Vanhxi và Ác-si-mét viết bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cho Niu tơn với lời khuyên cố học giỏi mà đọc các sách này. Niu tơn làm theo và trở thành học sinh giỏi nhất trường trung học Granthan. Với kiến thức rất sâu rộng về nhiều ngành như toán học, cơ học, thiên văn học…năm 26 tuổi ông đã trở thành giáo sư bộ môn toán. Năm 1696 ông sáng chế ra máy đúc tiền và đưa ra quy trình chế tạo đồng tiền bằng bạc với những tiêu chuẩn quy định thời ấy. Năm 1699 ông được bầu là Viện sĩ danh dự người nước ngoài thuộc viện hàn lâm khoa học Pháp. Năm 1703 được cử làm chủ tịch hội đồng hoàng gia Anh. Những phát kiến của ông đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, không ai bác bỏ nổi.
4- Nen-Xơn Ma-đê-la (sinh năm 1918) tuổi Mậu Ngọ là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, là người lãnh đạo tài giỏi trong phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai, lãnh tụ đại hội dân tộc Nam Phi (ANC).Ông đã từng bị kết án tù chung thân. Trước sức ép của phong trào đấu tranh đòi thả Nenxon Madela ở trong nước và thế giới, năm 1990 ông được thả khi đã 72 tuổi. Ra tù, ông vẫn tiếp tục con đường đấu tranh của mình. Với những cống hiến của ông, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ. Năm 1993 ông được nhận giải thưởng Nobel về hòa bình.
5- Men-đê-lê-ép (1834-1907) tuổi Canh Ngọ là nhà hóa học vĩ đại người Nga. Ông sinh ra trong một gia đình có 17 người con. Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm ông được giữ lại trường dạy môn hóa học và được phong phó giáo sư năm 1856 (22 tuổi). Ông viết bộ sách Bách khoa toàn thư gồm 25 tập hệ thống hóa các kiến thức về hóa học, thuyết Hydrat hóa của dung dịch v.v. Ông đào tạo được nhiều nhà khoa học lớn, đề xuất các phương pháp khai thác dầu mỏ v.v... Ông yêu văn học nghệ thuật, đã có bộ sưu tập khổng lồ phiên bản tranh của các họa sĩ lừng danh trên thế giới. Cống hiến vĩ đại nhất của ông là phát minh ra bảng tuần hoàn (Bảng tuần hoàn mang tên ông, Mendeleev) bao gồm các nguyên tố hóa học, là tiền đề, chìa khóa mở ra cho những phát minh các nguyên tố hóa học mới. Ông đã được mời vào cộng tác với rất viện hàn lâm khoa học của nhiều nước.
6- Lê Quý Đôn (1726-1784) tuổi Bính Ngọ: Nhà bác học quê ở xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi 5 tuổi Lê Quý Đôn đã thuộc nhiều bài trong kinh thi, một ngày có thể thuộc hàng chục chương sách. Năm 14 tuổi ông đã thông thuộc hết các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh và xuất khẩu thành thơ. Năm 18 tuổi ông thi đỗ giải nguyên khoa thi hương trường Sơn Nam. Năm 1752 ông đi thi Đình nguyên nhưng chỉ đỗ bảng nhãn vì khoa này nhà vua không lấy trạng nguyên. Năm 18 tuổi Lê Quý Đôn đã vừa dạy học vừa viết bộ sách “Lê triều thông sử” gồm 30 quyển. Rồi sau đó liên tiếp viết ra các bộ sách “Thánh mô hiệu phạm lục”, “Quán thư khảo biện”, “Quốc sử kiên tu nghiệp Quốc Tử Giám”, “Toàn Việt thi lục”, “Vân đài loại ngữ”, “Quốc sử”, “Phủ biên tạp lục”… Trong đó bộ sách “Vân đài loại ngữ” được xem là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng thời hậu Lê.
7- Nguyễn Hiền (sinh năm 1234) tuổi Giáp Ngọ là danh sĩ đời Trần Thái Tông, quê ở Dương A, huyện Thượng Hiền, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông là người thông minh hay chữ được người đời khen là thần đồng. Ông đỗ tiến sĩ lúc mới 13 tuổi, là người đỗ trạng nguyên khai khoa của thi cử Việt Nam, tam khôi thứ nhất trong lịch sử thi cử đời Trần và là người trẻ nhất. Ông làm quan tới chức thượng thư (tương tự bộ trưởng ngày nay)
8- Hồ Quý Ly (Sinh năm 1336) tuổi Bính Ngọ, hoàng đế đời nhà Hồ, tự là Loại Nguyên thuộc dòng dõi Hồ Hưng Dật ở Đào Bột, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trong lịch sử các đời vua chúa phong kiến Việt Nam, Hồ Quý Ly nổi bật lên là một nhà chính trị kiệt xuất, đa tài của triều Trần có nhiều mưu lược và không ít tàn bạo. Mặc dù nhà Trần rất cảnh giác và có phương cách rất đặc biêt để giữ vững ngôi vua, song vẫn bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập nên triều nhà Hồ. Năm 1400 ông chính thức lên ngôi vua và chưa được một năm thì nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương. Năm 1407 ông bị quân Minh bắt về Trung Quốc. Hồ Quý Ly có công chấn hưng Quốc học, dùng chữ nôm, cho dịch các sách ngũ kinh, biên soạn sách dạy con cái quan lại, soạn 14 thiên “minh đạo” (con đường sáng) lập “quán tế” (sở y tế) bảo vệ sức khỏe người dân, lập kho lúa dự trữ lương thực quốc gia, thực hiện chính sách phân phối ruộng đất, xây dựng củng cố lực lượng quân đội, sẵn sàng chiến đấu chống giặc Minh.
9- Hoàng Hoa Thám (1858-1913) tuổi Mậu Ngọ: Được nhân dân suy tôn là Anh hùng thời kháng Pháp, quê ở Dị Chiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ có tên là Trương Văn Nghĩa. Ông là thủ lĩnh của nghĩa quân Yên Thế, Bắc Giang trong phong trào Cần Vương, người đời phong tặng là Hùm xám Yên Thế, hay thủ lĩnh áo nâu. Ông lãnh đạo nghĩa quân vùng lên kháng Pháp, hoạt động khắp các vùng thuộc Bắc Giang- Thái Nguyên-Hướng Hóa. Năm 1905 đã từng tiếp xúc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nên đã mở rộng địa bàn hoạt động. Ông bị Lương Tam Kỳ phản bội ám sát khi ông 55 tuổi .
10- Nguyễn Bình (1906-1951) tuổi Bính Ngọ còn có tên khác là Nguyễn Phương Thảo, quê ở tỉnh Hưng Yên, cấp bậc trung tướng quân đội nhân dân Việt Nam. Mọi người vẫn gọi ông là “Lưỡng quốc tướng quân” vì một thời đã hoạt động ở Trung Quốc, được nước bạn phong tướng. Ông hoạt động cách mạng từ những năm 1929-1930, đã từng bị quân Pháp bỏ tù ở Hỏa Lò. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được Tổng bộ Việt Minh và chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cử vào miền Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang, được đặc cách phong hàm trung tướng, giữ chức ủy viên quân sự Nam Bộ kiêm khu trưởng khu bảy, có toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự. Danh tướng Nguyễn Bình được giới quân sự Pháp-Việt vô cùng kính nể. Năm 1951 ông hy sinh tại biên giới Việt Nam-Căm pu chia do bị địch phục kích
2- Ru-dơ-ven (1858-1919) tuổi Mậu Ngọ là vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông có trí nhớ tuyệt vời, có thể đọc chính xác đến từng dấu phẩy nhiều đoạn văn trong những cuốn sách mà ông đã từng đọc trước đó tới hàng chục năm. Trong 9 năm làm tổng thống (1901-1909) ông đã giúp đất nước Hoa Kì thành công trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao… Ông đã được tặng giải Nobel hòa bình.
3- Isac Niu-tơn (1642-1727) tuổi Nhâm Ngọ là nhà vật lí người Anh đã phát minh ra định luật “vạn vật hấp dẫn” với giai thoại khi chơi trong vườn đột ngột thấy quả táo rơi mà khám phá ra định luật này. Tuổi nhỏ ông học rất kém, chỉ thích nghịch ngợm, đánh nhau với bạn, nhưng đã được thầy hiệu trưởng phát hiện ra tố chất thông minh bẩm sinh của ông mà đưa tác phẩm của Leona đờ Vanhxi và Ác-si-mét viết bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cho Niu tơn với lời khuyên cố học giỏi mà đọc các sách này. Niu tơn làm theo và trở thành học sinh giỏi nhất trường trung học Granthan. Với kiến thức rất sâu rộng về nhiều ngành như toán học, cơ học, thiên văn học…năm 26 tuổi ông đã trở thành giáo sư bộ môn toán. Năm 1696 ông sáng chế ra máy đúc tiền và đưa ra quy trình chế tạo đồng tiền bằng bạc với những tiêu chuẩn quy định thời ấy. Năm 1699 ông được bầu là Viện sĩ danh dự người nước ngoài thuộc viện hàn lâm khoa học Pháp. Năm 1703 được cử làm chủ tịch hội đồng hoàng gia Anh. Những phát kiến của ông đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, không ai bác bỏ nổi.
4- Nen-Xơn Ma-đê-la (sinh năm 1918) tuổi Mậu Ngọ là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, là người lãnh đạo tài giỏi trong phong trào chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai, lãnh tụ đại hội dân tộc Nam Phi (ANC).Ông đã từng bị kết án tù chung thân. Trước sức ép của phong trào đấu tranh đòi thả Nenxon Madela ở trong nước và thế giới, năm 1990 ông được thả khi đã 72 tuổi. Ra tù, ông vẫn tiếp tục con đường đấu tranh của mình. Với những cống hiến của ông, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ. Năm 1993 ông được nhận giải thưởng Nobel về hòa bình.
5- Men-đê-lê-ép (1834-1907) tuổi Canh Ngọ là nhà hóa học vĩ đại người Nga. Ông sinh ra trong một gia đình có 17 người con. Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm ông được giữ lại trường dạy môn hóa học và được phong phó giáo sư năm 1856 (22 tuổi). Ông viết bộ sách Bách khoa toàn thư gồm 25 tập hệ thống hóa các kiến thức về hóa học, thuyết Hydrat hóa của dung dịch v.v. Ông đào tạo được nhiều nhà khoa học lớn, đề xuất các phương pháp khai thác dầu mỏ v.v... Ông yêu văn học nghệ thuật, đã có bộ sưu tập khổng lồ phiên bản tranh của các họa sĩ lừng danh trên thế giới. Cống hiến vĩ đại nhất của ông là phát minh ra bảng tuần hoàn (Bảng tuần hoàn mang tên ông, Mendeleev) bao gồm các nguyên tố hóa học, là tiền đề, chìa khóa mở ra cho những phát minh các nguyên tố hóa học mới. Ông đã được mời vào cộng tác với rất viện hàn lâm khoa học của nhiều nước.
6- Lê Quý Đôn (1726-1784) tuổi Bính Ngọ: Nhà bác học quê ở xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi 5 tuổi Lê Quý Đôn đã thuộc nhiều bài trong kinh thi, một ngày có thể thuộc hàng chục chương sách. Năm 14 tuổi ông đã thông thuộc hết các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh và xuất khẩu thành thơ. Năm 18 tuổi ông thi đỗ giải nguyên khoa thi hương trường Sơn Nam. Năm 1752 ông đi thi Đình nguyên nhưng chỉ đỗ bảng nhãn vì khoa này nhà vua không lấy trạng nguyên. Năm 18 tuổi Lê Quý Đôn đã vừa dạy học vừa viết bộ sách “Lê triều thông sử” gồm 30 quyển. Rồi sau đó liên tiếp viết ra các bộ sách “Thánh mô hiệu phạm lục”, “Quán thư khảo biện”, “Quốc sử kiên tu nghiệp Quốc Tử Giám”, “Toàn Việt thi lục”, “Vân đài loại ngữ”, “Quốc sử”, “Phủ biên tạp lục”… Trong đó bộ sách “Vân đài loại ngữ” được xem là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng thời hậu Lê.
7- Nguyễn Hiền (sinh năm 1234) tuổi Giáp Ngọ là danh sĩ đời Trần Thái Tông, quê ở Dương A, huyện Thượng Hiền, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông là người thông minh hay chữ được người đời khen là thần đồng. Ông đỗ tiến sĩ lúc mới 13 tuổi, là người đỗ trạng nguyên khai khoa của thi cử Việt Nam, tam khôi thứ nhất trong lịch sử thi cử đời Trần và là người trẻ nhất. Ông làm quan tới chức thượng thư (tương tự bộ trưởng ngày nay)
8- Hồ Quý Ly (Sinh năm 1336) tuổi Bính Ngọ, hoàng đế đời nhà Hồ, tự là Loại Nguyên thuộc dòng dõi Hồ Hưng Dật ở Đào Bột, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Trong lịch sử các đời vua chúa phong kiến Việt Nam, Hồ Quý Ly nổi bật lên là một nhà chính trị kiệt xuất, đa tài của triều Trần có nhiều mưu lược và không ít tàn bạo. Mặc dù nhà Trần rất cảnh giác và có phương cách rất đặc biêt để giữ vững ngôi vua, song vẫn bị Hồ Quý Ly cướp ngôi, lập nên triều nhà Hồ. Năm 1400 ông chính thức lên ngôi vua và chưa được một năm thì nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương. Năm 1407 ông bị quân Minh bắt về Trung Quốc. Hồ Quý Ly có công chấn hưng Quốc học, dùng chữ nôm, cho dịch các sách ngũ kinh, biên soạn sách dạy con cái quan lại, soạn 14 thiên “minh đạo” (con đường sáng) lập “quán tế” (sở y tế) bảo vệ sức khỏe người dân, lập kho lúa dự trữ lương thực quốc gia, thực hiện chính sách phân phối ruộng đất, xây dựng củng cố lực lượng quân đội, sẵn sàng chiến đấu chống giặc Minh.
9- Hoàng Hoa Thám (1858-1913) tuổi Mậu Ngọ: Được nhân dân suy tôn là Anh hùng thời kháng Pháp, quê ở Dị Chiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ có tên là Trương Văn Nghĩa. Ông là thủ lĩnh của nghĩa quân Yên Thế, Bắc Giang trong phong trào Cần Vương, người đời phong tặng là Hùm xám Yên Thế, hay thủ lĩnh áo nâu. Ông lãnh đạo nghĩa quân vùng lên kháng Pháp, hoạt động khắp các vùng thuộc Bắc Giang- Thái Nguyên-Hướng Hóa. Năm 1905 đã từng tiếp xúc với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nên đã mở rộng địa bàn hoạt động. Ông bị Lương Tam Kỳ phản bội ám sát khi ông 55 tuổi .
10- Nguyễn Bình (1906-1951) tuổi Bính Ngọ còn có tên khác là Nguyễn Phương Thảo, quê ở tỉnh Hưng Yên, cấp bậc trung tướng quân đội nhân dân Việt Nam. Mọi người vẫn gọi ông là “Lưỡng quốc tướng quân” vì một thời đã hoạt động ở Trung Quốc, được nước bạn phong tướng. Ông hoạt động cách mạng từ những năm 1929-1930, đã từng bị quân Pháp bỏ tù ở Hỏa Lò. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được Tổng bộ Việt Minh và chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cử vào miền Nam lo việc thống nhất các lực lượng vũ trang, được đặc cách phong hàm trung tướng, giữ chức ủy viên quân sự Nam Bộ kiêm khu trưởng khu bảy, có toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự. Danh tướng Nguyễn Bình được giới quân sự Pháp-Việt vô cùng kính nể. Năm 1951 ông hy sinh tại biên giới Việt Nam-Căm pu chia do bị địch phục kích
Nguồn: trannhuong.com
Mình cứ tưởng chỉ có Nguyễn Sơn thôi ai ngờ Nguyễn Bình cũng "Lưỡng quốc tướng quân". Hình như AN Giê La Méc Ken cũng tuổi ngựa đấy!
Trả lờiXóa