Đã
giữa mùa thu, trời xanh ngắt, nắng nhạt nhòa khắp trường Đại học Bách khoa Hà
Nội. Có ba ông lão được mời dự lễ khai giảng của K96 Chế tạo máy vì nghe đâu
các cụ nguyên là sinh viên K16 ở thế kỷ trước.
Một
cụ nghênh nghênh cái đầu vì nặng tai, gọi là cụ Ngễnh. Một cụ méo mồm do bị tai
biến nhẹ, giọng nói cũng không tròn rõ mặc dù vẫn to và vang, gọi là cụ Ngọng.
Một cụ đeo kính đen như thày bói bởi mắt cụ kém, nhưng bảo cụ mù thì cụ chửi
cho ngay, cụ bảo: mắt tao mờ chứ chưa mù, nên gọi là cụ Quáng Gà.
Cụ Ngễnh
giầu lắm. Nghe nói sau khi về hưu, cụ bận rộn với cái trung tâm thể thao chết
tiệt nào đó, rồi trông coi, thu tiền cho thuê mấy căn hộ cao cấp, cái ở Hà Nội,
cái ở Hưng Yên,… Cụ Ngọng cũng nhiều tiền của không kém. Cái nghiệp chứng
khoán của cụ lên phơi phới, trong khi các đối tác chết vì phá sản gần hết. Rồi
vài ba cái vụ cá cược: chọi kiến, đua muỗi,… làm cụ thu nhiều tiền của thiên
hạ. Riêng cụ Quáng Gà thì có vẻ kém hơn. Trước đây cụ cũng có nhà (thuê), có xe
(máy), có tiền (lương hưu), nhưng do ham chơi, nay đây mai đó, rồi lại còn chơi
blog, facebook,… nên mới hơn 100 tuổi mà đã hỏng cả hai mắt. Cụ đang sống ở
Lào (lúc này Lào là quốc gia giầu có nhất thế giới) với bà hai, một em Lào gặp
gỡ trong chuyến rong chơi 20 năm trước.
Hình ảnh có tính chất minh họa, nhưng không nhất thiết phải khác sự thật. |
Gặp gỡ rồi thế nào cũng phải vào quán. Chém Gió Quán là một trong những quán ít ỏi còn sót lại có nhân viên người Việt, vì hầu hết các quán xá lúc này đều do người Qatar, Thụy Sĩ, Singapore… sang làm thuê.
Cụ Ngễnh gọi món lạc rang, cụ Ngọng gọi món đậu lướt, cụ Quáng Gà gọi bia hơi.
Người
quản lý nhà hàng lễ phép thưa với các cụ: “Những món này đã hơn 30 năm nay
không ai dùng nữa, chỉ còn ở mấy nước lạc hậu như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu thôi,
nên xin các cụ gọi món theo menu”.
Thế
là cụ Ngọng gào lên: “Tao chỉ ăn “ậu ướt” thôi”, xong cụ nhe nguyên bộ răng
giả ra.
Cụ Quáng Gà quát: “Gọi giám đốc của mày ra đây!”.
Cụ Ngễnh nghe không rõ, mắng ầm lên: “A, chúng mày dám bảo các cụ ngu à…”.
Ầm ỹ
một lúc, đám vệ sĩ của quán hàng khênh các cụ ra vỉa hè.
Thế
là từ đấy đến giờ, các cụ cũng chẳng có dịp nào gặp lại nhau cả.
Đọc nghe vui vui cũng giống như bài thơ "con cóc"để nhớ lại thời "oanh liệt "ngày xưa
Trả lờiXóaNgày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu
Ngày xưa sức mạnh như trâu
Bây giờ công cụ nát nhàu như dưa
Ngày xưa chẳng kể sớm trưa
Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Trải qua một cuộc bể dâu
Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa mà
Nay mai về với Ông Bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân
Lời bình :Tôi là người thực tế muốn biết"bây giờ " của các bạn ra sao?Mong được chia sẻ chứ ngày nay bây giờ chỉ than vãn như trên thì chán chết
Hội viên k16a CTM(Người có hình trên ảnh chụp cùng các bạn )
…………
Bạn ơi, lại "đụng hàng" rồi.
XóaBài thơ này có tên có tuổi hẳn hoi, đã được đăng trong mục "tán gẫu" ngày 23/6 ở bài có tên : Thơ Nhân dân.
Chả theo dõi gì cả. Chán!
Đúng là đụng hàng và chán thật .Không phải đến khi đọc trong mục tán gẫu mới biết "nó" đâu .Tôi biết kiểu thơ này từ lâu rồi và chắc nó còn được nhắc đến nhiều trong các dịp "chém gió " với nhau .Tác giả các bài thơ đó hẳn rất hạnh phúc khi có một lượng "fan"thích dòng thơ này .Bạn nào thấy có bài nào hay,khác lạ hơn đăng lên cho mọi người để biết chứ giờ gửi tặng nhau thơ in thành sách đã mấy ai đủ thời giờ để đọc hết và bình luận đâu?
Trả lờiXóaHội viên
Thôi, thôi. Tập trung vào chuyên môn đê.
XóaChủ đề hiện nay cần quan tâm là chuyến đi mùa hè 2013.
Nhào vào tán phét đê, anh em ơi.