Khi
bạn bị đau chân, đó có thể là dấu hiệu thừa cholesterol trong cơ thể. Triệu
chứng cholesterol bị thừa ngầm báo hiệu động mạch máu đến tim có nguy cơ bị tắc
nghẽn.
1.
Đau ở chân
Do máu đến động
mạch tắc nên không cung cấp đủ máu đến đôi chân, vì vậy mà người bệnh thấy đau
ở chân. Cơn đau có thể ở bắp chân đùi hay lan tới mông. Một số người không có
cảm giác đau nhức nhưng thường thấy mỏi hay nặng ở chân, nhất là khi ở tư thế
nằm hay ngồi lâu.
2.
Chuột rút ban đêm
Nhiều người bị
cholesterol cao thường xuyên bị chuột rút ban đêm ở cổ chân, gót chân hay bắp
chân khi ngủ hoặc khi nằm nghỉ lâu trên giường. Lúc này, nếu đưa chân lên cao
rồi lắc hay đong đưa bàn chân, cổ chân, kê chân lên gối cao, bạn sẽ thấy cơn
đau dịu xuống.
3.
Da và móng thay đổi
Vì không nhận đủ
máu đến tận những mạch máu nhỏ nên da và móng tay, móng chân trở nên nhợt nhạt,
xỉn màu, trong khi đó da mặt lại hay bị đỏ và dễ đổ mồ hôi, đó là do máu bị tắc
nghẽn có xu hướng lưu thông lên phần trên của cơ thể như đầu, mặt… Móng chân
trở nên dày, xù xì nhưng lại mọc rất chậm. Dấu hiệu móng chân nhanh dài chứng
tỏ máu của bạn lưu thông tốt, không bị cholesterol cao.
4.
Bàn chân lạnh ngắt
Bàn chân của người
có cholesterol thường hay lạnh ngắt hoặc có cảm giác mát khi chạm vào, ngay cả
khi người đó vừa vận động trong tiết trời nóng bức. Đó là do trong các mạch máu
luôn có chất giúp giữ ấm da, nhưng ở người có cholesterol cao, máu khó lưu
thông đến đầy đủ nên chân luôn lạnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý
rằng đây không phải là dấu hiệu đặc trưng nhất, vì trên thực tế, bàn chân lạnh
có thể do nguyên nhân tuổi cao hoặc cơ địa…
5.
Bất thường màu da
Các nhà nghiên cứu
đã thí nghiệm để tìm ra sự bất thường màu da ở bàn chân, nơi cuối cùng của cơ
thể nên ít nhận được máu nhất. Và người ta dễ dàng tìm ra nếu người có
cholesterol cao khi ngồi im thì da ở bàn chân và ngón chân có sắc xanh tái, khi
gác chân lên bàn cao da chuyển sang tím hoặc đỏ. Đó là do sự thay đổi lớn về
dòng máu đến chân thay đổi.
6.
Chân bị lở loét, lâu lành
Sự thiếu máu cục bộ
dẫn đến những vết thương ở chân dù nhỏ cũng khiến chúng trở nên khó lành, vết
thương chuyển sang màu nâu tím hoặc đen do máu đông lâu và ít máu lưu thông để
cải thiện vết thương.
7.
Chân hay bị tê hoặc cảm thấy yếu, run rẩy
Đặc biệt là khi nằm
nghỉ, chân dễ bị tê, cảm giác châm chích, mỏi rã rời, nặng hơn là khi vận động
thấy đau.
8.
Teo cơ bắp chân
Một số người có
trọng lượng thừa, nhưng đôi chân thì quá nhỏ bé so với cơ thể. Đây không phải
do bẩm sinh mà là do sự giảm kích thước của bắp chân. Máu nuôi không đầy đủ nên
làm giảm số lượng các sợi cơ dẫn đến teo cơ hoặc giảm kích thước bắp chân.
9.
Hoại tử mô
Trường hợp rất nặng
trong số 20% người có cholesterol cao đi kèm với tình trạng bệnh mạch vành, suy
tim… là tình trạng hoại tử mô dẫn đến phải cắt bỏ dần dần chi dưới.
Nên
đo cholesterol định kỳ
Đo mức cholesterol
hàng năm là việc khá đơn giản, nằm trong danh mục những xét nghiệm khám sức
khỏe tổng quát. Xét nghiệm cholesterol toàn phần sẽ đo lường 4 loại chất béo
trong máu gồm: tổng số cholesterol trong máu (kết quả chung), cholesterol DHL
(cholesterol tốt), cholesterol LDL (cholesterol xấu) và triglyceride (tế bào
chất béo trong máu). Mức triglyceride và LDL càng cao thì càng không tốt, lúc
này bạn phải chú ý chế độ ăn và sinh hoạt để điều chỉnh mức cholesterol ổn
định.
7
nguyên nhân gây cholesterol cao
1.
Thói quen ăn uống: Trên thực tế, có rất nhiều người
thích ăn thịt hơn ăn rau, họ luôn cảm thấy thiếu thịt trong chế độ ăn của mình.
Một chế độ ăn giàu thịt gây nguy cơ cao bị cholesterol trong máu, thủ phạm là
các chất béo không bão hòa có trong thịt động vật, nhất là thịt đỏ như bò, cừu,
bê; da hay phủ tạng động vật; các thực phẩm bổ dưỡng khác như trứng, sữa,
phô-mai được tiêu thụ quá nhiều cũng không tốt. Ngay cả các loại bánh ăn vặt
như bánh quy, khoai tây chiên, chocolate và bơ thực vật có trong các món ăn
đường phố cũng chứa rất nhiều cholesterol.
2.
Trọng lượng: Thừa cân làm cơ thể tăng sản sinh
ra trygliceride (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt).
3.
Mức độ vận động: Thiếu hoạt động thể chất cũng gây
ra tình trạng tương tự là giảm cholesterol tốt và tăng cholesreol xấu.
4.
Tuổi tác và giới tính: Sau lứa tuổi 20, lượng
cholesterol trong cơ thể bắt đầu tăng lên tự nhiên do quá trình chuyển hóa cơ
bản của cơ thể bắt đầu chậm lại. Ở nam giới, sau tuổi 50 là giai đoạn hay bị
cholesterol cao cấp tính. Ở phụ nữ, cholesterol cũng tăng cao đột ngột sau tuổi
mãn kinh.
5.
Sức khỏe tổng quát: Tình trạng sức khỏe chung của cơ
thể có ảnh hưởng đến cholesterol trong máu bạn. Nếu có bệnh tiểu đường hoặc
bệnh về tuyến giáp, cholesterol trong máu bạn có khuynh hướng cao hơn.
6.
Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị
cholesterol cao, bạn cũng dễ có nguy cơ bị tình trạng này hơn những người khác.
7. Hút thuốc lá: Chất nicotine trong
thuốc lá sẽ làm giảm cholesterol tốt trong máu của bạn, thay vào đó tăng
cholesterol xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét