7. Côn Sơn –
Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng
di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết
định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc địa bàn
thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên
quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng
quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của
nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân
thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với
nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…
Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Côn Sơn, có từ thời
Trần (truyền thuyết cho rằng Chùa có từ thời Đinh), năm Khai Hựu nguyên niên
(1329). Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả
công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên
gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên
Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo
kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong
đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các
vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa : Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền
sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới
hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm.
Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa
lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà
bia.
Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp)
và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi
Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ XIII, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần
Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Ngoài ra, trong quần thể di tích còn có Đền thờ Trần
Hưng Đạo, Đền thờ Nguyễn Trãi, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Đền thờ Trần Nguyên Đán.
Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với
quần thể chùa Côn Sơn.
8. Những địa
điểm Khởi nghĩa Yên Thế gồm nhiều di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên
Thế. Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế là di tích lịch sử được xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số
548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc huyện Yên Thế
tỉnh Bắc Giang, cách Thành phố Bắc Giang 28 km về phía Tây Bắc theo đường tỉnh
lộ 284. Năm 2010, Bắc Giang đã tổng kiểm kê hệ thống di tích liên quan đến cuộc
khởi nghĩa Yên Thế. Qua kiểm kê, có hơn 40 điểm di tích, phân bố ở 4 huyện gồm:
Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng. Trong số này, có 16 di tích đã được xếp
hạng cấp tỉnh, 15 di tích cấp quốc gia.
Khởi nghĩa Yên Thế nổ ra năm 1884 rồi lan rộng ra một số tỉnh ở Bắc Kỳ như: Bắc Ninh, Phúc Yên, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân Yên Thế đã xây dựng nên hệ thống đồn luỹ, tổ chức đánh bại nhiều đợt càn quét của Pháp, buộc Pháp hai lần phải đình chiến cầu hoà. Khởi nghĩa Yên Thế đã phát triển thành một phong trào giải phóng dân tộc gần 30 năm (1884 - 1913). Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho sức chiến đấu và tinh thần bất khuất của nông dân Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng, trong phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Trung tâm Khu di tích lịch sử văn hóa cuộc khởi nghĩa
Yên Thế nằm trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ - trung tâm huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang. Nằm trên một ngọn đồi cao là đền Thề, nơi nghĩa quân cắt máu ăn thề làm
lễ xuất quân đánh Pháp. Trong đền có tượng thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám.
Phía sau đền Thề là Nhà trưng bày các hình ảnh và hiện vật của cuộc khởi nghĩa
như súng kíp, đạn, gươm, mã tấu... cùng các đồ dùng sinh hoạt như mâm đồng,
bình lọ, ấm, chén uống nước... của nghĩa quân.. Trước sân nhà trưng bày là
tượng đài lãnh tụ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám và câu nói nổi tiếng của ông: “Chúng
tôi gắn bó với phong tục của đất nước chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ từ bỏ
phong tục ấy dù có phải hy sinh cả tính mạng”. Đối diện với đền Thề là đồn Phồn
Xương, có bức tường thành dài đắp bằng đất và hàng lỗ châu mai. Đồn được Hoàng
Hoa Thám cho xây dựng năm 1892, trấn giữ con đường độc đạo đi vào căn cứ nghĩa
quân. Trước đồn là một hồ nước để bảo vệ mặt tiền đồn. Phía sau đồn nay còn di
tích doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân. Gần đồn Phồn Xương có phố Bà Ba -
trước kia chính là nơi ở của vợ ba Hoàng Hoa Thám - bà Đặng Thị Nho còn gọi là
bà Ba Cẩn - cũng là một tướng của nghĩa quân. Nơi đây còn ngôi mộ của bà Hoàng
Thị Thế, con gái của Hoàng Hoa Thám.
9. Nhà tù Côn
Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo, là di tích lịch sử được xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số
548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng từ năm
1940 để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như:
tù phạm chính trị, tử tù...nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật
cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa. Địa điểm nổi
tiếng nhất trong khu nhà tù này là “chuồng cọp”, là nơi giam giữ những người
cộng sản trong những năm chiến tranh.
“Chuồng cọp” được thực dân Pháp xây dựng có tổng diện
tích 5475 m2. Trong đó, tổng diện tích 120 phòng biệt giam (chia làm
hai khu, mỗi khu 60 phòng) là 1408 m2 với đặc điểm là bên trên có
song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm
soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn). Tổng diện tích 60 phòng tắm
nắng (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng) là 1873 m2 là nơi dùng để
hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra
tấn tù nhân. Đến thời kỳ đế quốc Mỹ, “chuồng cọp” được xây dựng năm 1971 với
tổng diện tích 25.768 m2. Trong đó tổng diện tích 384 phòng biệt
giam (chia làm 4 khu: AB-CD-EF-GH, mỗi khu có 2 dãy và mỗi dãy có 48 phòng) là
3800 m2. Đây là kiểu nhà giam đặc biệt bằng bê tông, không có bệ
nằm, người tù phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp.
Đây là nơi nổi dậy đầu tiên của tù chính trị vào lúc
12 giờ đêm 30/4, rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 (tại khu GH) chiếm được nhà
tù Côn Đảo, chấm dứt hoạt động của nhà tù này sau 113 năm.
(Còn nữa)
Bạn tôt lăm. Cô găng nữa lên! Công sưu tâm của bạn giá trị đâý hi hi...
Trả lờiXóaKhen tác giả thì cả ngày không hết .Mà phàm là con người thì ai chả thích khen có phải không các bạn .Với bài viết này có 3 địa danh là Côn sơn,Kiếp Bạc,Khởi nghĩa Yên thế,Nhà tù Côn đảo đối với Hội ta chắc ai cũng có nhiều kỷ niệm ,từng đến ,sống ở đó lâu dài nhất là 2 địa điểm đầu .Với Côn sơn ,Kiếp Bac là quê hương của tôi (mặc dù trong lý lịch lại là Nam định và thực tế là dân "Hà nội gốc"vì đẻ ra và sống tại đây cũng ngót 60 cái lá bàng rơi rồi .Tôi thích nhất các lễ hội Côn sơn ,Kiếp bác những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước .hồi đó đi lễ theo bà nội tôi(Sống chọn đời tại thị trấn Phả Lại thơ mộng sao mà thích thế .Được nghe kể nhiều giai thoại dân dã về nơi bà ,bố mình sống ở đó .Ôi bao giờ cho đến ngày xưa.Bây giừ nơi đây là nhà máy điện Phả lại hiện đại nơi mà từ đó bao người nhờ nó mà hiện đang nắm trọng trách của Nhà nước đấy.Còn Yên thế khỏi phải nói bọn ta có nhiều kỷ niệm ra sao rồi .Còn Côn đảo tôi chưa một lần được đến chỉ nghe kể ,đọc mà thôi và chắc chắn sẽ đến đó trong ngày gần đây .Vài lời tâm sự cùng bạn
Trả lờiXóaHôi viên k16a ai cũng biết nếu đọc bài này