Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Giảm mùi hôi chân khi đi giày



Sau khi tắm xong, hãy lau chân thật khô.

Những đôi giày được làm từ da thật, vải thô... sẽ giúp chân được thoáng khí. Trên thị trường có những kiểu giày da thời trang có đục lỗ thoáng khí, là lựa chọn tốt cho những người bị hôi chân.




Đi tất làm từ coton hoặc tất len ngắn, giúp chân luôn khô thoáng.

Tránh đi một đôi tất 2 ngày liền. Nếu chân bạn thường ra nhiều mồ hôi, giày cần có thời gian để khô sau mỗi lần sử dụng. Nên thay tất 1-2 lần trong ngày.

Hãy bỏ giày đi chân không bất cứ lúc nào thuận tiện, không nên “ngâm” chân cả ngày trong giày.

Khi nào không nên đi giày?

Khi chân bị các bệnh ngoài da như nước ăn chân, nấm kẽ chân...

Chân bị các vết thương, vết bỏng. Đi giày trong trường hợp này có thể làm cho vết thương thêm trầm trọng.

Những người bị chứng ra mồ hôi chân quá nhiều. Với những đôi giày bằng chất liệu simili hoặc nilon, chân sẽ càng ra nhiều mồ hôi hơn, gây khó khăn trong đi lại, làm việc. Mồ hôi chân quá nhiều là “thủ phạm” chính gây ra mùi hôi chân.

Phụ nữ không nên thường xuyên đi những đôi giày cao, gót nhọn. Sức ép của cơ thể sẽ liên tục bị dồn vào mũi bàn chân, khung chậu bị dồn về phía trước làm cho các bộ phận bên trong cũng sẽ phải chịu một sức nén. Tình trạng đó nếu kéo dài liên tục sẽ khiến khung chậu bị lệch lạc, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Lời khuyên của các bác sĩ là chỉ nên thỉnh thoảng đi giày cao gót thôi, còn tốt nhất phụ nữ nên đi những đôi giày đế bằng.

1 nhận xét: