Có một
điểm tham quan được du khách nhiều nước trên thế giới đang kéo đến ngày một
đông. Ở đây, không có ý định quảng bá du lịch, mô tả chi tiết điểm tham quan
này mà chỉ đề cập đến một câu chuyện nhỏ. Tại sao tôi phải leo dốc?
Để bạn đọc
dễ theo dõi, trước tiên phải nói đến hành trình để đi đến điểm tham quan này.
Từ một thành phố nhỏ đi đến chân núi mất chừng hơn hai giờ xe chạy. Sau đó, du
khách được chuyển qua một loại xe chuyên dụng để di chuyển từ chân núi lên cao
điểm 300 mét so với mực nước biển trong khoảng hơn 40 phút. Loại xe này
tương tự như là các xe tải chuyên chở đất đá tại các vùng mỏ. Du khách được sắp
xếp ngồi trên thùng xe có lắp sẵn các thanh gỗ bọc vải giả da, tay bám chặt vào
các thanh sắt quây xung quanh thùng xe. Mỗi xe chở được chừng 40 người. Xe chạy
vun vút trên quãng đường đèo núi quanh co. Các con dốc có có độ nghiêng đến
40%, các khúc quanh co kiểu “tay áo” liên tục. Nhiều du khách chỉ còn há to
miệng mà la hét vì được đắm mình trong một chuyến du hành phiêu lưu mạo hiểm và
biết thế nào là “cảm giác mạnh”. Chưa hết. Đến cao điểm 300 mét, du khách còn
tiếp tục di chuyển thêm quãng đường leo dốc chừng 5000 mét để đến đỉnh núi cao
1092 mét so với mực nước biển. Đoạn này, những người làm du lịch ở đây lại quy
định: chỉ có khách nước ngoài mới được phép có hai lựa chọn, hoặc đi “kiệu”
hoặc đi… bộ. Riêng đối với dân bản xứ thì phải tiếp tục đi ô tô lên đỉnh núi. Khi được hỏi, anh tour guide bản địa mỉm cười, giải thích: This is... Myanmar!
Chuyện
“phân biệt đối xử” với khách du lịch người nước ngoài được cả thế giới chấp
nhận như một lẽ đương nhiên, kiểu như khách ta mua vé tham quan là 1 đồng thì
khách “tây” phải xùy ra 10 đồng. Nhiều điểm tham quan ở một số nước trên thế
giới, trong khi người bản địa ra vào miễn phí thì khách nước ngoài cứ ngoan
ngoãn móc hầu bao ra mua vé vào cửa một lần.
Gold Rock in Kyaikhtiyo |
Trở lại
với chuyện đi “kiệu”. Kiệu ở đây là hai thanh tre dài chừng 2 mét. Trên đó, có
buộc một cái ghế, kiểu ghế ngồi dọc bãi biển của ta. Khi di chuyển, bốn người
đàn ông lực lưỡng sẽ gánh bạn trên vai. Để khách ngồi kiệu được êm ái, để đỡ
mất sức cho người gánh kiệu thì bốn người đàn ông phải gánh cùng bên vai, khi
đổi phải đồng thời đổi cả bốn và nhất thiết phải đi… đều.
Khi có
tương đối đầy đủ thông tin về vụ này, với kinh nghiệm gần 60 năm đi bộ, tôi đã
quyết định leo dốc trong khi cả đoàn ngước mắt ước lượng chiều cao con dốc và
nhất loạt xì 30 đồng (tiền Mỹ) để leo lên… “kiệu”. Vì vụ này tôi được riêng
một anh bạn tour guide đi kèm.
Dù là đi
bộ một mình song trên dọc đường cũng có rất nhiều du khách nước khác đang cùng
lững thững leo dốc. Được khoảng 1000 mét đầu tiên suôn sẻ, miệng khô không
khốc, hai bắp chân nhưng nhức, …tôi tìm một quán nước ngồi nghỉ. Anh bạn tour
guide bản địa mời một quả dừa nước, tôi không tính toán vội tu liền một hơi cho
đỡ khát. Chừng 15 phút sau, thấy lại sức, tôi lại tiếp tục tiến lên phía trước.
Đoạn này có vẻ đuối hơn, tôi đi chừng được 800 bước thì cảm thấy hai chân cứng
đơ, mắt hoa lên, tai bắt đầu có tiếng u u... hơn nữa cái bụng lại ậm ạch, mỗi
bước đi có cảm nhận cái sóng sánh của nước dừa trong dạ dày.
Ngồi nghỉ hơn mười
phút, sức khỏe có phần hồi tỉnh, nhìn về phía trước đã thấy đỉnh núi ngang tầm,
con đường phía trước có vẻ đã bớt dốc hơn. Và chính cái giây phút này, tôi đã
ra một quyết định quan trọng. Không nói được nhiều, tôi chỉ nói một chữ đủ cho
người tour guide nghe thấy: Carry...
Đã về rồi à.Có anh bạn Tiến con đi cùng không? Dạo này tôi" quá bận"nên chỉ được tiếp xúc với bạn bè qua điện thoại thôi chứ không ra quán' chém gió"cùng nhau dược?Thế nào bọn mình cũng "gặp nhau cuối năm" nhé Chào bạn
Trả lờiXóaHội viên K16aCTM