Hà Nội xưa đã trở thành một phần ký ức của thủ đô. Hà Nội nay đã khác xưa nhiều. Nhưng có vài điểm ở Hà Nội mà khi tới đó du khách vẫn có thể nhận ra một Hà Nội xa xưa chưa phai nhoà.
Từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và Tháp Rùa được soi bóng
trong văn, thơ, hoạ nhạc, như một biểu tượng lung linh cho Hà Nội.
Tháp Rùa sống với tâm trí cộng đồng, gắn bó về tình
cảm, như một sự chia sẻ hay bày tỏ thân thiết với những người con dân Việt.
Thật khó ai có thể quên hình ảnh Tháp Rùa trong hội
họa, ca khúc, thơ văn,… của các nghệ sĩ tài danh nhiều thế hệ.
Dù có đi đâu, về đâu… người dân Việt, du khách quốc
tế cũng đều đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hồ Gươm và Tháp Rùa.
Ga Hàng Cỏ
Tên ga Hàng Cỏ có
nguồn gốc từ tên phố, nơi có khu đất hoang dùng làm nơi bán có nuôi ngựa. Bức
ảnh quý không chỉ ở chỗ nó lưu lại hình ảnh ban đầu của nhà ga với một khối nhà
chính và hai cánh một tầng hai bên, mà còn chứng minh cho sự tồn tại của cái
chợ cỏ gần đó.
Năm 1902 khi khánh
thành Cầu Doumer (tức cầu Long Biên) qua sông Hồng thì ga Hàng Cỏ hoàn thành,
đưa vào sử dụng với những ki-lô-mét đường sắt đầu tiên sang Gia Lâm.
Lúc đầu ga HàngCỏ
nằm trong diện tích hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000m2
nhà cửa, còn là sân ga, đường sắt, các nhánh đường cho các đoàn tàu tránh nhau,
ăn khách, dỡ hàng.
Là nhà ga xuất
phát của con đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thuở ban đầu, rồi đường Hà Nội - Hải
Phòng (1903), Hà Nội - Lào Cai (1905). Cùng với sự phát triển của mạng lưới
đường sắt, quy mô nhà ga cũng thay đổi. Hai cánh được nâng nên thành hai tầng
nối với hai khối nhà mới.
Cửa chính ga Hà
Nội với chiếc đồng hồ tồn tại đến tháng 12-1972. Trong cuộc tập kích 12 ngày
đêm hủy diệt Hà Nội của không quân Mỹ, sảnh chính của nhà ga đã bị phá hủy. Sau
đó, sảnh được xây lại theo kiến trúc mới vào năm 1976 và hoàn thành vào đúng
dịp thông tuyến đường sắt Thống Nhất, nối hai miền Bắc - Nam sau 30 năm chia
cắt.
Giờ chẳng còn mấy
ai gọi nhà ga cổ ấy là ga Hàng Cỏ, nó đã được đổi tên thành ga Hà Nội từ năm
1976. Nhưng mỗi khi những người lớn tuổi gọi nhà ga bằng tên cũ, trong kí ức ta
lại hiện về những kỉ niệm khó phai của một thời xa lắc.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên được
công ty Daydé và Pillé khởi công xây dựng vào năm 1898, hoàn thành năm 1903.
Vào thời điểm đó Long Biên là một trong 4 cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật
ở Viễn Đông. Còn được gọi là cầu Doumer, cây cầu thép có tuyến đường sắt chạy
qua này đã trở thành mạch nối qua sông Hồng, đến Lào Cai và sang Trung Quốc.
Với chiều dài
1.682m, cây cầu tượng trưng cho vẻ đẹp của các công trình kiến trúc lúc bấy giờ
được kết cấu theo kiến trúc của tháp Eiffel, cây cầu được ví là tháp Eiffel nằm
ngang sông Hồng.
Trong chiến tranh,
người Hà Nội không thể quên hình ảnh những ụ súng phòng không được đặt trên cầu
Long Biên bảo vệ cây cầu, bảo vệ Thủ đô.
Sau đó, cầu Long Biên bị không quân Mỹ
phá hủy, giao thông được khôi phục bằng nhiều cây cầu phao nhỏ và việc sửa chữa
nhanh chóng cầu Long Biên, góp phần chuyên chở người, phương tiện đóng góp cho
chiến thắng của nhân dân ta thống nhất đất nước.
Hơn 100 năm trôi
qua, dấu chân thời gian đã làm cây cầu “già nua” đi nhiều nhưng giá trị quá khứ
như vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu. Đất nước thay đổi, thủ đô thay đổi nhưng
giá trị biểu tượng của cầu Long Biên vẫn mãi trường tồn trong lòng mỗi người cả
những thế hệ mai sau.
(Còn nữa)
Nhớ về Hà nội ngoài các kỷ niệm Tháp rùa ,ga Hàng cỏ, cầu Long biên phải kể về con người mình gắn với nó mới thấy được cái hay cái đẹp của các địa danh trên . Trăm nghe không bằng một thấy vào trưa mai thứ Ba từ 11h30(14/10) tôi có lời mời các bạn sang Gia Lâm qua cầu Long biên đến quán bạn Tùng gặp nhau uống cốc bia ôn nghèo kể khố .Hẹn các bạn tại đó
Trả lờiXóaBạn Cường CTM ĐHBK
Có người mời chén rồi, đi thôi!
Trả lờiXóaÔi xời, các lão lại nhậu nhẹt rồi! Cẩn thận cái mồm nhé!
Trả lờiXóaVới người Hà nội như tôi (sinh ra và sống ở đây đã 60 năm) thì Tháp rùa ,ga Hàng cỏ,cầu Long biên được cảm nhận hàng ngày .Chỉ có hồi tưởng lại các giai đoạn xưa thời thơ ấu khi từ nơi sơ tán về đi qua cầu Long biên được ngắm Tháp rùa, Ga Hà nội . Vào đại học và trong những ngày chiến tranh ác liệt của 12 ngày đêm B52 vẫn có mặt tại ga đi qua Hồ gươm về nơi sơ tán trong khói bom chưa tan hết ở Yên viên Nhớ mấy thằng bạn dịp đó đi lính rủ nhau lên bờ hồ ăn kem và có lẽ nhớ nhất mùi hoa sữa phố Nguyễn Du(nhà bạn Tri) tiếng tàu điện leng keng qua Cửa nam (nhà Dũng ,Cường) về trường Bách khoa .Chỉ có khi xa mới thấy nhớ nhiều và các nhạc sỹ đã có rất nhiều ca khúc hay về Hà nôi (Hoàng Hiệp ,Phú Quang ,..)mà dịp kỷ niệm 60 năm vừa qua nghe lại thấy tràn đầy cảm xúc Dịp tháng 10 gặp nhau nhậu nhẹt và nghe bạn cũ hát còn gì thích bằng (BĐT ,Tùng ,Đạt,nhóm lính với các bài KHúc quân hành giọng bia mới vui) Hẹn gặp
Trả lờiXóaHi!Hi!Hi!
Nghe mang máng 25/10 hay bao giờ đấy mấy ông bạn nhậu? Ở đâu ta vậy?
Trả lờiXóaBùi Đình Trường