Vậy thì chúng ta
nên làm gì và không nên làm gì khi bị cảm?
Đừng lạm dụng
vitaminc C (nhưng có lẽ cần tăng cường kẽm)
"Điều đầu tiên
mà nhiều người sẽ làm là bổ sung các vitamin C và D vào khẩu phần,” ông Michael
Allan tại Đại học Alberta ở Canada, người gần đây đã xem xét các bằng chứng về
các cách chống lạnh thông thường nhất, cho biết.
Dùng vitamin C được
chứng minh là giúp bảo vệ chút ít những người phải vắt căng sức lực của mình
ra chẳng hạn như các vận động viên marathon – giúp cho họ khỏi đổ bệnh. Tuy
nhiên đối với người bình thường thì nó chỉ làm giảm nguy cơ khoảng 3%.
“Nếu một người lớn
trung bình bị cảm cúm hai lần trong một năm thì họ chỉ có thể tránh được một
lần trong 15 năm,” ông Allan nói.
Viên kẽm có thể có
cơ sở vững chắc hơn. Dựa trên ba thử nghiệm lâm sàng, Allan cho biết trẻ em bổ
sung kẽm thường xuyên trung bình sẽ bớt được từ 1 đến 1,5 lần cảm cúm một năm
trong khi trẻ em trong độ tuổi đi học thường bị từ 6 đến 8 lần cảm một năm.
Ngoài ra cũng có bằng chứng cho thấy việc bổ sung kẽm còn giúp giảm bớt một
ngày trong thời gian bị cảm. Do viên kẽm rất khó uống và để có công dụng hoàn
toàn thì bạn phải uống nó trong suốt năm, Allan không chắc liệu ông có nên
khuyến cáo mọi người sử dụng viên kẽm một cách đại trà hay không.
Uống rượu
Mọi người ai cũng
cho rằng nhậu say bí tỉ sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và khiến
cho bạn dễ bị virus tấn công. Vấn đề này chưa được các bác sỹ nghiên cứu rộng
rãi nhưng ba nghiên cứu độc lập cho thấy những người uống rượu thường xuyên
(nhưng vừa phải) thật ra ít có khả năng bị cảm hơn. Uống cái gì cũng là vấn đề
– rượu thì có công dụng còn bia thì không. Dù sao đi nữa, đây chỉ mới là những
bằng chứng ban đầu và chúng ta cũng cần phải cẩn trọng nhưng ít nhất nó cũng
cho thấy bạn không cần phải cho là mình bị thế này thế nọ là do buông thả.
Đừng dùng kháng
sinh, nhưng nên uống thuốc cảm cúm
Nói thẳng ra thì
không có lý do gì mà chúng ta nên tin vào thuốc kháng sinh bởi vì nó tấn công
vi khuẩn trong khi cảm cúm là do virus gây ra.
“Kháng sinh không có
công dụng gì thực sự cả,” ông Allan nói, “Nhưng chúng làm tăng nguy cơ bạn bị
mắc các triệu chứng khác như tiêu chảy.”
Uống một muỗng mật
ong
Một muỗng đầy mật
ong uống trước khi ngủ được xác định là giúp làm giảm ho trong ba công trình
nghiên cứu khác nhau và có công dụng tốt hơn nước đường hay xi-rô. Nhưng các
nghiên cứu này được thử nghiệm chủ yếu trên trẻ em mặc dù một trong số các
nghiên cứu này cho thấy sự kết hợp giữa mật ong và cà phê có thể chữa dứt cơn
ho không dứt ở người lớn. Cơ chế hoạt động của mật ong trong trường hợp này
cũng chưa rõ ràng. “Tuy nhiên với các nghiên cứu đáng tin cậy như thế, tôi tin
là chúng ta nên thử,” ông Allan nói.
Sự cảm thông
hững người xung
quanh bạn sẽ quyết định bạn hồi phục nhanh như thế nào. Những bệnh nhân nào
nói rằng họ cảm thấy được bác sỹ cảm thông tốt hơn dường như chóng khỏi bệnh
hơn. Điều này đã được chứng tỏ trong cả lời khai bệnh của chính bệnh nhân và
trong việc kiểm tra hệ thống miễn dịch của họ.
Còn rất nhiều câu
hỏi khác cần phải được nghiên cứu thêm, chẳng hạn như khi đi trên xe buýt đông
đúc thì có nên mở cửa sổ để đẩy tất cả các virus ra ngoài mà điều này có nghĩa
là sẽ có thêm nhiều người bị bệnh? Những câu hỏi như thế khó mà nghiên cứu
khoa học một cách chính xác. Tuy nhiên cho đến nay cách chữa trị tốt nhất, theo
Allan, là dùng những hiểu biết thông thường: rửa tay thường xuyên và không uống
chung với người bị bệnh. Đó không phải là liều thuốc tiên mà chúng ta mong đợi
tuy nhiên đôi khi cách làm đơn giản nhất lại hiệu quả nhất.
Nhặt bài này từ BBC Future.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét