Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

Các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam (8)

(Tiếp theo)

8. Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988)

Bùi Xuân Phái tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1946 cùng năm với danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Nếu chỉ bàn về tính phổ cập thì có lẽ trong danh sách cả hai bộ tứ, Bùi Xuân Phái là nhân vật được biết đến nhiều nhất. 

Sở dĩ như vậy là bởi ông nổi tiếng với tranh Phố, một đề tài vô cùng gần gũi, thân thuộc với người Hà Nội. Bên cạnh đó, những tác phẩm của ông cũng được sử dụng để làm hình ảnh cho các bài hát, minh họa cho các bài viết về Hà Nội hay cho những gì thuộc về ký ức, về hoài niệm nhiều nhất… cõ lẽ vì vậy mà người ta biết nhiều đến tên ông. 

Tác phẩm Phố Hàng Mắm

Tác phẩm Đền Phất Lộc

Tranh phố của họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật… cũng rất thành công.

Với những gam màu rực rỡ, những hình vẽ kỳ thú gắn với làng quê Việt Nam đã luôn theo suốt ông trong cuộc đời một nghệ sĩ, tạo nên niềm đam mê hội hoạ ngay từ ngày còn thơ bé. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, danh họa Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều thể loại, nhiều chân dung, phong cảnh, sinh hoạt khác nhau, phản ánh khá sinh động và chân thật từng giai đoạn của dân tộc. Những bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái đều mang phong cách riêng và để lại những dấu ấn đặc biệt trong nền mỹ thuật Việt Nam. Nhưng đề tài phố cổ Hà Nội là đề tài ông đã gắn bó hơn 40 năm, bởi đó là nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm vui buồn, thăng trầm cuộc đời ông.



Phong cách nghệ thuật: Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái.

Tác phẩm chính: Phố cổ Hà Nội, Hà Nội kháng chiến, Xe bò trong phố cổ

Nguồn: Internet

(Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét