Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Tập thể cũ Hà Nội, những hình ảnh quen mà lạ



Các khu tập thể cũ xây dựng tại khu vực nội đô của Hà Nội trong giai đoạn 1954 - 1986 được các chuyên gia đánh giá là công trình di sản đáng chú ý gồm: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thọ Lão, Quỳnh Lôi, Văn Chương (giai đoạn năm 1954 - 1965); tập thể Hàm Tử Quan (năm 1957), Kim Liên (1959), Trương Định (1971), Trung Tự (1975 - 1980), Giảng Võ (1975 - 1980)


Hà Nội có nhiều khu tập thể cũ, được xây dựng trong giai đoạn 1954-1965 như tập thể Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thọ Lão, Quỳnh Lôi, Văn Chương, hay trong giai đoạn từ 1965-1986 như tập thể Trương Định, Trung Tự, Giảng Võ.


Khu tập thể Kim Liên là khu nhà ở đầu tiên được bố trí theo hình thức tiểu khu, có nhóm nhà, có hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, sân vận động, cửa hàng bách hóa. Nhà được xây cao tầng, bố cục chạy dài và song song.


Sau đó tập thể Nguyễn Công Trứ cũng được xây dựng hoàn chỉnh theo hình mẫu này, có trường mẫu giáo, nhà trẻ, có cửa hàng bách hóa với mặt chính quay ra đường Nguyễn Công Trứ, mặt quay vào trong là nhà ăn, cửa hàng giải khát. Giữa các khối nhà có cây xanh, sân chơi cùng hạ tầng hoàn chỉnh. Khu Văn Chương được thiết kế bởi những nhóm nhà 2 tầng mái ngói, khu phụ tập trung; kết hợp nhà 5 tầng bố trí theo tuyến đường bao bên ngoài, dưới có cửa hàng. Trong khu cũng có đủ trường học, nhà trẻ, mẫu giáo.


Đến giai đoạn 1965-1986, Hà Nội bắt đầu phát triển các kiểu nhà lắp ghép đơn giản. Mẫu nhà ở 2 tầng lắp ghép tấm lớn độn vật liệu xỉ, xây dựng thí điểm năm 1971-1972 tại Trương Định, Yên Lãng. Sau đó các mẫu nhà lắp ghép tấm lớn 5 tầng có nhiều ưu điểm hơn, được triển khai hàng loạt tại Trung Tự, Khương Thượng, Giảng Võ, Vĩnh Hồ… Có thể nói kiến trúc nhà ở đã phản ánh rất sát điều kiện kinh tế xã hội mỗi thời kỳ.


Trải qua thăng trầm, tới nay, một số khu tập thể cũ đã được phá dỡ, xây dựng thành chung cư cao tầng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khu tập thể, đang là nơi sinh hoạt của hàng nghìn người dân Hà Nội, qua nhiều thế hệ. Phần lớn, các khu tập thể đều bị xuống cấp trầm trọng, chờ ngày "thay áo mới".


Mời xem những cảnh sinh hoạt đời thường tại các khu tập thể cũ Hà Nội, rất quen mà cũng rất lạ.


Các khu tập thể cũ của Hà Nội mang dấu ấn kiến trúc của một quá trình phát triển

Chung cư B1 khu tập thể Văn Chương bị lún và nghiêng.

Cảnh vệ sinh buổi sáng tại tầng 1

Một người đàn ông rửa rau. Do thiết kế kiểu cũ, nhà bếp lại kẹt giữa 2 nhà vệ sinh

Hành lang dẫn vào một căn hộ

Người thu dọn nhà cửa, người sửa chữa xe máy

1 nhận xét:

  1. Các bạn mà muốn hiểu một cách sâu sát nhất về nhà tập thể cũ Hà nội có lẽ bộ phim "Những công dân tập thể "đã chiếu trên VTV vừa qua là phản ánh đầy đủ .Tôi đã trải qua thời kỳ đẹp nhất khi ..cưa gái là công dân ở tập thể và đạt được ý nguyện về làm rể (may chưa là ..chui gầm chạn ) Tập thể cũ là bây giờ ta gọi chứ hồi đó là mới xây xong nên đẹp lắm và con người với nhau cũng tốt lắm .Nhà vợ tôi được phân tầng 1 nhưng không biết vì sao lại.. nhường cho người khác để lên tầng cao cho nó thoáng để đến bây giờ nhiều khi nghĩ lại thấy ...tiếc .Giá mà khi đó khôn như giờ đâu đến nỗi .Mình là dân Hà nội nên mọi tiêu chuẩn được ở tập thể cơ quan đâu đến lượt .Mấy anh ,chị tỉnh lẻ về công tác cùng Bộ với mình giờ nhìn lại anh ,chị nào ở tập thể cũng nhà cửa đàng hoàng mà các anh tạp vụ ,lái xe lại được phân đất còn các anh cỡ vụ thì chỉ căn hộ đến bây giờ.Âu cũng là cái số nhờ vợ nên đỡ phải đau đầu ba cái vụ nhà cửa đó .Thằng BĐT ,bọn bạn nội trú giờ đứa nào cũng nhà cao cửa rộng chứ đâu như hội ngoại trú chỉ dựa hơi cha mẹ có cái nhà vẫn nguyên và lắm khi không thèm để ý đến mặc cho nó xuống cấp .Hồi trước tôi đã tính đến chuyện ra đê ở mà mãi không thực hiện được chứ nếu mà thực hiện được thì giờ đã ..giàu to. Thế mới khâm phục các bạn nội trú nhất là BĐT
    Bạn cũ K16 CTM (dân ngoại trú)

    Trả lờiXóa