Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là sáng, cứ tu là hiền
(Tiếp theo)
8. Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988)
Bùi Xuân Phái tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1946 cùng năm với danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Nếu chỉ bàn về tính phổ cập thì có lẽ trong danh sách cả hai bộ tứ, Bùi Xuân Phái là nhân vật được biết đến nhiều nhất.
(Tiếp theo)
7. Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988)
Nguyễn Sáng là cái tên đầu tiên được nhắc đến trong danh sách bộ tứ thứ 2. Ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1942. Tranh của ông được thể hiện ở nhiều thể loại và thể loại nào cũng thành công, từ thể loại chiến tranh, chân dung cho đến các đề tài như phụ nữ, hoa, phong cảnh… Ông cũng là họa sĩ đa tài có thể sử dụng mọi chất liệu nhưng chất liệu mà ông ưa thích nhất chính là sơn mài. Ông đã từng làm cuộc cách tân đáng kể trong cách ứng dụng đưa sơn dầu và nhất là sơn mài vào các tác phẩm hội họa. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông được coi là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam.
Ẩm thực có lẽ là một trong những chủ đề hấp dẫn hàng đầu ở xứ ta. Người ta có thể nói về ẩm thực hàng ngày, hàng giờ, viết những cuốn sách về nó, đưa nó lên thành văn hóa ẩm thực. Có những món ăn trở thành “quốc hồn quốc túy”, tới mức Philip Kotler, ông vua marketing còn gợi ý bảo Việt Nam nên phát triển thương hiệu thành “Nhà bếp của thế giới”. Nhưng ngược lại, hầu như chẳng mấy ai thích nói đến “văn hóa đầu ra”. “Vào” mà không có “ra” tương xứng, thì dễ mất cân bằng…
Ẩm thực Việt vốn hấp dẫn. Cứ hễ ở đâu nông sản bốn mùa dồi dào, gia vị phong phú, bò gà lợn đầy sân, tôm cua cá kín ao là tự khắc đồ ăn sẽ ngon, cũng bởi các bà nội trợ sẵn nguyên liệu để thỏa sức sáng tạo. Mà phàm đồ ăn ngon thì dân chốn đó cũng ham mê ăn uống. Riêng trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam thôi đã thấy vô số chuyện dính đến tật tham ăn...
(Tiếp theo)
6. Họa sĩ Dương Bích Liên (1924-1988)
Họa sĩ Dương Bích Liên tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1945. Là người sống thầm lặng, ông đã chọn cách cống hiến lặng lẽ cho nghệ thuật. Có lẽ cũng vì lý do đó mà đã có những giai đoạn, người ta nghi ngờ vị trí của ông trong “tứ trụ”. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào cuộc đời và sự nghiệp của ông, người ta mới thấy hết được những hy sinh, những cống hiên quên cả bản thân mình mà ông đã dành cho hội họa Việt Nam.
(Tiếp theo)
5. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016)
(tiếp theo)
4. Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910-1994)
Họa sĩ Trần Văn Cẩn là người đã gặt hái thành công ở nhiều thể loại tranh và chất liệu khác nhau. Ông cũng là người đưa sơn mài thành chất liệu hội họa nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một trong số ít các họa sỹ có sự thể nghiệm với nhiều chất liệu, thể loại khác nhau và chất liệu, thể loại nào cũng có tác phẩm thành công. Ông cũng là một trong những họa sỹ đi đầu trong việc thể nghiệm, sáng tạo từ chất liệu sơn ta để làm tranh sơn mài, đưa sơn mài thành một chất liệu hội họa nổi tiếng, mang đặc trưng nghệ thuật của hội họa dân tộc Việt Nam.